Phát Hiện Xác Vịt Vứt Bừa Bãi Trên Kênh

Theo phản ánh của người dân, từ trước Tết Giáp Ngọ 2014, trên tuyến kênh TN17 thuộc địa bàn huyện Châu Thành (Tây Ninh), đoạn từ K7 đến K10+300 qua các xã Thái Bình, An Bình và Thanh Điền xuất hiện nhiều bao tải chứa vịt chết bị vứt xuống dòng kênh.
Một người dân địa phương cho biết, từ hôm 31.1 đến nay, mỗi ngày có từ 10 đến 15 bao tải nhỏ chứa khoảng 15 con vịt chết trong mỗi bao bị vứt bừa bãi xuống kênh TN17. Xác vịt chết trôi trắng mặt kênh, bốc mùi hôi thối cả đoạn kênh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Hôm 6.2, Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Tây Ninh đã có công văn gửi UBND huyện Châu Thành và các xã An Bình, Thái Bình, Thanh Điền đề nghị có biện pháp xử lý số vịt chết thả trôi kênh. Chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện Châu Thành do ông Đặng Thanh Hải- Chủ tịch UBND huyện, kiêm trưởng ban chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp, nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề trên.
Tại cuộc họp, do các xã vẫn chưa thể khẳng định số vịt chết thả kênh xuất phát từ địa phương nào, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo các xã có đoạn kênh đi qua địa phận xã ngăn lưới trên các tuyến kênh do địa phương phụ trách, nhằm khoanh vùng khu vực có dịch; trước đó, các địa phương phải tiến hành vớt số vịt chết dưới kênh đem đi tiêu huỷ.
Cùng ngày, phía Trung tâm Y tế huyện Châu Thành cho biết, trung tâm vừa cử cán bộ đến ấp Hoà Bình, xã Hoà Hội để phun thuốc khử trùng tại một ổ dịch cúm vừa phát hiện.
Ngày 5.2, đàn vịt hơn 1.000 con của ông Cao Văn Hải (ấp Hoà Bình, xã Hoà Hội) xuất hiện các triệu chứng nhiễm cúm. Chỉ trong một ngày, gần 500 con vịt của ông Hải đã chết. Sau khi tiêu huỷ số vịt chết, ông Hải báo ngành chức năng. Chiều 6.2, Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành tiêu huỷ 600 con vịt bệnh còn lại.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hai ổ dịch cúm gia cầm ở ấp Bố Lớn, xã Hoà Hội, huyện Châu Thành và xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa là một trong những dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Đây là dự án duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chọn khởi công để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Những năm gần đây, nông dân xã Phước An (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã phát triển tốt nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động chăn nuôi ngày càng hiệu quả, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân.

Những năm qua, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.

Với phần lớn diện tích đất tự nhiên là vùng gò đồi, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trong đó có thế mạnh về nuôi gà đồi.

Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.