Bộ Y Tế Yêu Cầu Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh Do Các Chủng Virus Cúm

Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp, gia tăng đột biến tại Trung Quốc và có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời dịch cúm A(H5N1) có nguy cơ bùng phát trở lại tại các địa phương.
Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người và gia cầm. Tuy nhiên, trong tháng 1/2014, cả nước đã ghi nhận hai trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp. Cả hai trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh.
Trước tình hình trên Bộ Y tế yêu cầu:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát dịch bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) tại các cửa khẩu và tại cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống các chủng virus cúm lây truyền từ gia cầm sang người, cho người dân, trong đó lưu ý tới các đối tượng là khách du lịch đi đến những vùng có ổ dịch.
- Khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.
- Đẩy mạnh kiểm tra liên ngành, điều tra ngăn chặn và bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép.
- Thực hiện tốt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các chợ bán gia cầm sống, nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng virus cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người.
Có thể bạn quan tâm

Với 3 hộ ở xã Tri Hải, Ninh Hải tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con.

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.