Nhân rộng đại trà dự án áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI
Dự án được triển khai trong vụ Hè Thu năm 2015; có 133 hộ nông dân, với diện tích 60ha, ở xã An Bình Tây và Phú Lễ tham gia.
Nông dân được tập huấn kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM, kỹ thuật ủ giống, làm đất xử lý các yếu tố phèn, mặn; tìm hiểu về khí nhà kính và biện pháp gắn với kỹ thuật sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ nông dân 100% kinh phí giống và 30% chi phí vật tư.
Kết quả dự án đạt khá cao. Năng suất lúa bình quân trong dự án đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng 300kg/ha. Ngoài ra, nhờ áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ước lợi nhuận của mô hình trong dự án đạt 11 triệu đồng/ha, cao hơn lợi nhuận diện tích đối chứng 2,2 triệu đồng.
Đặc biệt, dự án đã làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc sử dụng giống chất lượng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả...
Từ những kết quả đạt được, mô hình trồng lúa theo dự án trên có tính khả thi cao, có thể nhân rộng đại trà trong huyện.
Related news
“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.
So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.
Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.
Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.
Tốt nghiệp đại học nhưng không đi làm thuê cho các công ty mà quyết chí về quê lập nghiệp, với hành trang là kiến thức kỹ thuật và tư duy dám nghĩ dám là, chàng “cử nhân nông dân” Bùi Quang Phong đã thu được những thành công đáng nể phục