Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn muộn Hoài Đức sắp xuất Mỹ

Nhãn muộn Hoài Đức sắp xuất Mỹ
Ngày đăng: 31/08/2015

Người dân trồng nhãn chín muộn ở các huyện Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) rất lạc quan vì giống nhãn này liên tục được mùa, được giá. Một tin vui nữa lại vừa đến khi có doanh nghiệp ngỏ ý đưa nhãn Hoài Đức sang Mỹ.

Những ngày này, không khí tại các vườn nhãn huyện Hoài Đức rất rộn ràng, bởi chỉ còn 1 tuần nữa những trái nhãn đầu tiên sẽ thu quả ngọt. Bà Thắm, nông dân tại thôn An Thượng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức cho biết, năm nay năng suất nhãn chín muộn cao. Một số hộ nông dân cho biết, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên tỷ lệ đậu quả của nhãn muộn cao hơn năm ngoái, báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Thời gian thu hoạch nhãn dự kiến bắt đầu từ tháng 9, do muộn hơn chính vụ nên đầu ra của nhãn khá thuận lợi, không bị cạnh tranh nhiều. Ông Trần Văn Bảy, thôn Ba Lương ước tính, với diện tích trồng 2 ha nhãn chín muộn, bình quân sản lượng nhãn thu được của gia đình đạt 20 - 25 tấn.

Hiện nay Hoài Đức đang trồng hai loại nhãn: HTM1 (quả méo) và HTM2 (quả tròn). Đặc điểm của hai giống này là quả sai, to, vỏ mỏng, ăn có vị ngọt thanh và đặc biệt là chín muộn hơn các giống nhãn khác từ 30 đến 45 ngày. Trong đó, giống HTM1 quả to, màu vàng sáng, vỏ mỏng, năng suất khoảng 300-350kg/cây 7-8 năm tuổi. Còn giống HTM2 màu hơi sẫm, cùi dày, ăn giòn, dai hơn giống HTM1, năng suất khoảng 200-250kg/cây.

Các loại sản phẩm nhãn chín muộn được chứng nhận VietGap đều phải tuân thủ quy định trồng chặt chẽ: Nước tưới cho cây trồng phải sạch, chỉ sử dụng phân hữu cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu bằng sinh học và phun thuốc trước thời kỳ thu hoạch từ 1,5 đến 2 tháng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, không chỉ được mùa, được giá, nhãn Hoài Đức đã được doanh nghiệp tìm đến ngỏ ý xuất Mỹ để thăm dò thị trường. Tuần tới, Phòng Kinh tế sẽ trực tiếp vào vườn, kiểm tra, lựa chọn những lô nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sau đó sẽ đóng gói mang vào Bình Dương chiếu xạ rồi xuất Mỹ. Ông Hiến cũng cho biết thêm, năm 2011, “Nhãn chín muộn Hoài Đức” đã được đăng ký nhãn hiệu với diện tích 125ha, với 57 hội viên. Hiện diện tích nhãn chín muộn đã đạt 200 ha, sản lượng khoảng 2.000- 2.200 tấn quả, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng. “Tuy đây chỉ là lô nhãn mang tính thử nghiệm, nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng cho nhãn hiệu nhãn muộn của huyện Hoài Đức”, ông Hiến nói.

Ông Vương Duy Hướng, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức cho biết, nhãn chín muộn là một mô hình rất thành công ở Hoài Đức, được nhân dân tại các xã vùng bãi phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng. Huyện đang đề nghị thành phố chỉ đạo và hỗ trợ để nhãn Hoài Đức được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.


Có thể bạn quan tâm

Kết Thúc Vụ Tôm Nuôi Đợt 1, Năng Suất Khá Cao Kết Thúc Vụ Tôm Nuôi Đợt 1, Năng Suất Khá Cao

Vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2013, nông dân tại vùng chuyển dịch sản xuất huyện U Minh (Cà Mau) đã thả giống trên diện tích gần 12.000 ha.

29/05/2013
560ha Lúa Giảm Năng Suất Do Sâu Bệnh Gây Hại 560ha Lúa Giảm Năng Suất Do Sâu Bệnh Gây Hại

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, vụ hè thu 2013 này, toàn huyện có khoảng 218ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ gây hại từ 30-40%, cá biệt một số cánh đồng tại Đại Hưng, Đại Thạnh, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Hiệp bị chuột gây hại nghiêm trọng với tổng diện tích khoảng 56ha.

24/08/2013
Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

11/04/2013
Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

30/05/2013
Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

11/04/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.