Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Ở Đình Chu (Vĩnh Phúc)

Ông Trần Văn Hiện – Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu (Lập Thạch - Vĩnh Phúc), là 1 trong 4 hộ tham gia nuôi với mô hình nuôi thỏ của xã cho biết: Gia đình nuôi 25 thỏ cái, hiện nay đều đã sinh sản, nhiều con đã sinh sản lứa thứ hai, mỗi lứa 6 – 8 con. Thỏ con phát triển tốt, khỏe mạnh. Lứa thỏ đầu được bán giống.
Hiện nay, có rất nhiều khách trong và ngoài huyện đặt hàng. Cũng theo ông Hiện, hiện nay thị trường thỏ thương phẩm phát triển mạnh, thịt thỏ trở thành đặc sản của nhiều nhà hàng khách sạn, song mục đích chính của dự án vẫn là nuôi để phát triển trang trại và nhân giống, cấp giống tại chỗ trên địa bàn xã.
Trao đổi về triển vọng của mô hình này, ông Hiện cho biết: Bước đầu triển khai mô hình, mỗi chủ hộ được giao nuôi được trung tâm tư vấn và chuyển giao KHCN Môi trường Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 30 thỏ giống (25 cái, 5 đực) và gần 500 kg thức ăn. Theo kết quả thực tế, nếu chăm sóc tốt, mỗi tháng thỏ cái sẽ sinh sản 1 lần. Mỗi lần sinh từ 6-8 con. Giá bán thỏ giống là 160 nghìn đồng/đôi. Như vậy mỗi tháng gia đình ông thu nhập gần 10 triệu đồng từ bán thỏ giống.
Chủ hộ thứ 2 được giao triển khai mô hình là ông Trần Anh Tình, tham gia nuôi 25 thỏ cái và 5 thỏ đực. Ông Tình cho biết: “Bước đầu chúng tôi rất yên tâm. Thỏ cái đến kỳ sinh sản đều, triển vọng rất tốt. Nhà tôi có hai lao động, mỗi ngày phải 1 người chuyên theo dõi, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại cho thỏ.
Tuy công việc khá nặng nhọc nhưng phải chu đáo, nghiêm ngặt từ việc theo dõi, phối giống đến vệ sinh phòng bệnh… Nhưng nếu so với nuôi lợn thì đỡ vất hơn nhiều, thu nhập lại cao hơn, không lo tiêu thụ, giá lại ổn định”. Được biết, hiện nay, gia đình ông Tình đã bỏ nuôi lợn bột, lợn sinh sản, tập trung phát triển chăn nuôi thỏ.
Qua nhiều tháng triển khai, không chỉ những hộ được giao nuôi mà nhiều người dân trong xã cũng khẳng định đây là một hướng đi mới, phù hợp điều kiện của địa phương. Một người dân trong xã chia sẻ: “Hướng nuôi thỏ như thế này chúng tôi thấy có nhiều thuận lợi như nguồn thức ăn cho thỏ ở đồng đất trung du này rất phong phú, dễ làm, dễ kiếm như dây lang, lá sắn, cây lá tự nhiên”.
Mặt khác, so với nhiều hình thức chăn nuôi khác như gà, dê, rắn… chuồng trại trong nuôi thỏ khá đơn giản, không tốn nhiều diện tích, chi phí đầu tư không lớn, khả năng quay vòng vốn nhanh. Một ưu điểm nữa là thỏ khá dễ nuôi, ít bệnh, dịch. Các bệnh hay gặp ở thỏ như ghẻ, đường ruột, bại huyết đều đã có thuốc đặc trị.
Mặc dù mới được triển khai, song những thành công bước đầu đã đem lại nhiều hy vọng. Theo ông Hiện biết thêm: “4 mô hình nuôi thỏ với những thành công bước đầu cho thấy đã và đang chứng tỏ đây sẽ là một hướng làm kinh tế có triển vọng. Trong thời gian tới, sẽ cho nhân giống mở rộng mô hình chăn nuôi thỏ trước hết là trên địa bàn xã rồi tới các xã lân cận, nhằm đạt mục đích mà Dự án hướng tới: mở rộng chăn nuôi thỏ New Zealand trong toàn huyện Lập Thạch”.
Có thể bạn quan tâm

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

Bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2013, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có 5 hộ ở 3 ấp Mỹ Văn, Trà Điêu và Rạch Đùi được hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư thả nuôi trên 27.000 con cá lóc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngày 9-9, ông Trương Duy Khôi, Phó phòng Khuyến ngư, Trung tâm khuyến Ngư-Nông-Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) thành phố Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa hỗ trợ 20,656m3 vật liệu PU (Polyurethane) thuộc mô hình "Hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ năm 2013" cho 2 hộ tàu cá trên địa bàn quận Sơn Trà, với tổng giá trị gần 120 triệu đồng.

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...