Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh

Thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Vân Canh và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), được sự giúp đỡ của huyện bạn, huyện Vân Canh đã xây dựng Đề án phát triển nuôi hươu sao, xây dựng mô hình phát triển loại vật nuôi mới này để nông dân tiếp cận.
Hươu sao là động vật nhai lại sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, thân của nhiều loại thực vật, các giống cỏ trồng và phụ phế phẩm nông nghiệp, vì thế chi phí cho thức ăn thấp. Hươu sao có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.
Sau một thời gian tham quan, học tập mô hình nuôi hươu sao ở Hương Sơn, cuối tháng 12.2012, Trạm Khuyến nông (KN) Vân Canh đã mua về 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi, giao cho 4 hộ ở thị trấn Vân Canh và xã Canh Vinh nuôi thử nghiệm. Qua 6 tháng nuôi, hươu sao của các hộ đều phát triển tốt, 4 hươu đực đã cho nhung, con cho nhiều nhất 7 lạng, con ít nhất cũng được 3,2 lạng. 4 hươu cái cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Đinh Văn Đỗ - ở xã Canh Vinh, một hộ tham gia nuôi hươu thử nghiệm - đã thu được gần 7 lạng nhung hươu, với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, thu nhập hơn 7 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Đỗ tâm sự, khi Trạm KN hỗ trợ cho gia đình ông một cặp hươu sao, ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì được hỗ trợ giống, thế nhưng lại lo vì từ trước giờ chỉ thấy nuôi hươu trên tivi thôi. Lo thì lo, nhưng ông vẫn quyết tâm nhận nuôi hươu. Ông đã đầu tư làm chuồng, mua lưới B40 về rào xung quanh một khoảnh vườn, tạo một cái sân đủ rộng để hươu đi dạo. Ngoài việc được Trạm KN hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu sao, ông còn tìm đọc thêm sách vở về đối tượng nuôi này. Ông cho biết thêm, nếu nuôi tốt, trung bình một con hươu sẽ cho 1 kg nhung/năm.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Trạm KN huyện Vân Canh, cho biết: Sau 6 tháng triển khai nuôi thử nghiệm hươu sao, mô hình đã tương đối thành công. Ở Vân Canh có đủ điều kiện nuôi hươu sao, ngoại cảnh thuận lợi, khí hậu không quá nóng, không quá lạnh; nguồn thức ăn phong phú… Do vậy, đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng, nhằm giúp bà con nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.7, huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình tổ chức Lễ khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện; cùng đông đảo nhân dân trong địa bàn.

Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.