Nhãn muộn Hà Nội sắp đi Mỹ
Nhãn chín muộn là một trong những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao của Hà Nội, thời gian thu hoạch từ 25/8 - 20/9 hàng năm. Theo Sở NN&PTNT, hiện diện tích trồng nhãn chín muộn của toàn TP là 500ha, tập trung chủ yếu ở Hoài Đức và Quốc Oai, sản lượng bình quân đạt 8.000 - 9.000 tấn.
Nhãn muộn Hà Nội có đặc tính quả to, cùi dày, ngọt, trọng lượng trung bình 50 - 55 quả/kg. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm phấn lớn được thu hái tươi, ít sơ chế, tiêu thụ chủ yếu qua thương lái nên đầu ra chưa ổn định.
Chính vì vậy, tại hội nghị Sở NN&PTNT Hà Nội đã mời một số DN tham gia ký kết hợp tác tiêu thụ nhãn chín muộn cho người nông dân. Đặc biệt, trong tháng 9 sẽ có 1 lô hàng nhãn chín muộn của Hà Nội được Công ty Ánh Dương Sao làm thủ tục chiếu xạ rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ với khối lượng khoảng 500 - 900kg.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.
Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.
Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.
Ông Bùi Đức Trường ở thôn 2 tâm sự như vậy khi nói về câu chuyện nuôi nai lấy nhung ở đây. Ông Trường cho biết vào thời điểm cận kề dịp Noel như mọi năm, “xứ nai” này thường nhộn nhịp hẳn lên, kẻ mua người bán sôi động hẳn. Còn năm nay trầm lắng chưa từng thấy, hầu hết các hộ nuôi nai đã cắt lứa nhung cuối năm nhưng không bán được vì không có người mua.