Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa
Tại xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên, khu vực có đặc sản “nhãn lồng Phố Hiến” nổi tiếng, nhiều hộ dân cho biết, sản lượng nhãn năm nay giảm đáng kể.
Gia đình ông Nguyễn Văn Cừ, hộ trồng nhiều nhãn nhất xã Hồng Nam chia sẻ: “Với 1,4 ha, nếu như năm ngoái sẽ cho sản lượng gần 30 tấn nhãn, thì năm nay sản lượng không bằng một nửa”.
Theo ông Cừ, cơn mưa axit cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua đã khiến cho hoa nhãn bị hỏng. Những cây nhãn ra hoa vào đúng dịp này, coi như là không đậu được quả nào. Vườn nhãn nhà ông Cừ có tổng cộng trên 400 cây nhãn thì gần 2/3 số cây không có quả.
Không chỉ vườn nhãn nhà ông Cừ, mà hầu như hộ dân nào trong xã cũng mất mùa kiểu này. Ngoài tình trạng mất mùa do thời tiết khắc nghiệt thì sâu bệnh cũng là lý do khiến cho người nông dân trồng nhãn ở đây phải đau đầu. Đa số những cây nhãn không được chăm sóc tử tế thì thường bị các loại sâu bệnh như bọ xít, sâu đục thân, chuột và đặc biệt là rệp trắng phá hoại.
Với diện tích 4 sào nhãn, gia đình bà Hạ, xã Hồng Nam mất sạch vì bị rệp trắng phá hoại. Đến ngày thu hoạch nhưng trong vườn không tìm thấy một quả nhãn.
“Nhà có cả một vườn nhãn mà muốn ăn lại phải ra ngoài mua!” bà Hạ chua xót nói.
Hiện tại, sản lượng nhãn bị sụt giảm nghiêm trọng do thời tiết và sâu bệnh nên người nông dân chỉ còn biết trông cậy vào giá nhãn. Nếu tính theo giá bán buôn như năm ngoái trung bình 25.000đồng/kg thì nguồn thu cũng theo đó mất đi một nửa. Trừ công chăm sóc, thuê nhân công thì số tiền lãi thu được chẳng là bao.
Có thể bạn quan tâm
Thanh tra Sở NN&PTNT thành phố đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hơn 2,7 tấn và gần 200 lít thuốc thú y, hóa chất xử lý trong môi trường nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, sau khi có tin áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các DN chế biến thủy sản trên địa bàn đã đồng loạt giảm giá mua tôm nguyên liệu.
Mùa biển năm nay, nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) liên tục trúng đậm mùa cá tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…
Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.