Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ
Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Từ đó, ông tận dụng tất cả các diện tích đất có sẵn và mua thêm 13 ha đất tại Lộc Ninh (Bình Phước) để trồng quýt đường.
Sau nhiều vụ, ông nhận thấy thị trường quýt trái vụ (tháng 2 đến tháng 4 âm lịch) giá cao, tránh được sự cạnh tranh của nhiều loại trái cây khác. Vậy là ông tìm tòi, học hỏi để tìm ra phương pháp “ép” cây quýt cho trái sớm hơn vụ chính vụ từ 1 - 2 tháng.
Ông Phấn chia sẻ, để quýt đường ra trái vụ, vào tháng 5 âm lịch cần ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, đồng thời ngưng bón phân.
Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng tiến hành bón phân với số lượng một bao u-rê trộn đều với một bao phân NPK (loại 20-20-15), một bao phân bón hóa học, một bao phân sinh hóa hữu cơ (loại 50kg/bao). Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây).
Bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây ra bông. Từ khi có bông, cứ một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15), tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.
Với cách làm của ông, vào tháng 3 âm lịch sẽ cho thu hoạch trái. Thời điểm này, chưa đến mùa quýt rộ nên có giá rất cao, khoảng 32.000 - 34.000 đồng/ kg. Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn quýt thường cho thu nhập cao gấp đôi.
Từ thành công của việc trồng quýt trái vụ, ông vừa mua thêm 5 ha và thuê thêm 8 ha ở Trừ Văn Thố (Bàu Bàng) để trồng quýt. Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ bà con trong vùng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm từ 50 - 60%, ủng hộ các quỹ Hội Nông dân của địa phương từ 40 - 50 triệu/năm.
Có thể bạn quan tâm
Tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh có hơn 600 hécta tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm phần lớn ở giai đoạn kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến loại dịch bệnh trên là do đang trong mùa mưa, nhiều nhà vườn không chú ý để nước mưa đọng lâu trong vườn khiến nấm bệnh lây lan nhanh.
Hằng năm, trại giống luôn tổ chức khảo nghiệm và chọn ra những giống lúa tốt, giống mới, có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa sản xuất của tỉnh Cà Mau, đồng thời phục tráng những giống lúa đã bị thoái hoá nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân trong tỉnh.
Thanh long là loại cây trồng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Tiền Giang. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 181 triệu USD, tăng 175 triệu USD so với năm 2003. Tuy vậy, nông dân trồng thanh long không hẳn “dễ thở” hơn trồng các loại cây khác mà vẫn thường xuyên gặp khó khăn vì giá bán không ổn định “lúc lên, lúc xuống”.
Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.
Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.