Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.
Kế đến là bưởi các loại. Nguyên nhân của thành công trên là nhờ nông dân nắm chắc kỹ thuật chăm bón, chủ động cho cây ra trái nghịch vụ, nên vừa trúng mùa vừa trúng giá.
Tuy nông dân bước đầu gặt hái nhiều thành công trong việc phát triển cây có múi nhưng chính quyền địa phương cũng luôn khuyến cáo người dân không nên chạy theo tâm lý đám đông khi chưa nắm rõ kỹ thuật, thị trường dẫn đến thất bại do cung vượt quá cầu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng khá mạnh, mà nguyên nhân chính là nhiều thương nhân đang tăng cường thu mua để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Những người nông dân nuôi tôm ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vẫn thường nói: Nuôi tôm là đánh một canh bạc không cân sức với sự may rủi, bởi nông dân nuôi tôm cũng như canh tác trên một xí nghiệp ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào thiên nhiên.

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.