Nhãn Được Mùa, Được Giá
Hiếm có nơi nào tại tỉnh ta mà nhãn lại được trồng đại trà và trở thành loại cây ăn quả hàng hóa tập trung như ở xã Thái Bình (Yên Sơn). Năm nay, nhãn ở Thái Bình được cả mùa lẫn giá..
Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, có trên 70% số hộ trong xã trồng nhãn với hơn 41 ha. Nhãn được trồng trên đất Thái Bình từ rất lâu, nhưng bắt đầu được trồng như một thứ cây ăn quả hàng hóa từ những năm 90 của thế kỷ trước. Mỗi vụ nhãn, Thái Bình cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn quả.
Ở Thái Bình, nơi trồng nhiều nhãn nhất là thôn Việt Tiến, Việt Thắng chiếm trên 30% diện tích nhãn của xã. Gia đình bà Nguyễn Thị Thông, thôn Việt Thắng có hơn 100 gốc nhãn cổ thụ đã được trồng từ 40 - 50 năm. Theo ước tính, vụ nhãn năm nay gia đình bà thu hoạch 5 - 6 tấn quả, tăng hơn vụ trước 1,5 tấn.
Thời điểm này, dù mới chỉ bắt đầu bước vào vụ thu hoạch nhưng nhãn của gia đình bà đã được thương lái đến tận nhà bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá từ 12.000 - 18.000 đồng/kg tùy từng loại, mang lại cho gia đình bà nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng.
Ngoài gia đình bà Thông còn nhiều hộ trồng nhãn ở xã Thái Bình cũng đang tất bật thuê nhân công thu hoạch nhãn như gia đình ông Dương Quang Bắc, thôn Bình Ca; ông Hoàng Văn Quyền, thôn Việt Thắng; bà Nguyễn Thị Thơm, thôn Việt Tiến… Theo ước tính, vụ nhãn năm 2013, sản lượng thu hoạch của xã Thái Bình ước đạt 500 tấn.
Thái Bình không chỉ cung cấp riêng sản phẩm nhãn quả trên thị trường trong tỉnh, mà còn cung cấp ra thị trường các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Bên cạnh trồng nhãn, các hộ dân nơi đây còn kết hợp nuôi ong mật để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Từ hiệu quả kinh tế của cây nhãn mang lại, Thái Bình đã quy hoạch và có chính sách tạo mọi điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư trồng nhãn theo hướng hàng hóa; từng bước xây dựng thương hiệu nhãn Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.
Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân có hơn 50.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) của hơn 20 dân tộc. Trong 5 năm qua, UBND các huyện này làm tốt công tác dân tộc nên đời sống người dân từng bước được cải thiện.
Từ trước đến nay, không ít hộ nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ không còn cơ hội duy trì và phát triển do không được quy hoạch vùng tập trung.
Trước tình hình nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu nghiêm trọng, tỉnh ta đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, chủ động triển khai nhiều biện pháp sản xuất, quyết tâm giành thắng lợi vụ Mùa năm nay. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quanh vấn đề này.