Nhà Vườn Trúng Mùa Vú Sữa Lò Rèn Đặc Sản
Theo ông Phan Duy Túc, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Châu Thành (Tiền Giang), hiện nay, nhà vườn vùng trồng chuyên canh vú sữa Lò Rèn đặc sản tại địa phương đang rộn rịp vào vụ thu hoạch rộ với niềm vui được mùa, được giá. Giá vú sữa Lò Rèn thương lái thu mua tại vườn dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg loại tốt nhất, còn loại thường (loại 2, loại 3) đạt 20.000 - 30.000 đồng/kg. Với giá trên, mỗi ha vú sữa Lò Rèn trồng chuyên canh cho nhà vườn nguồn lợi nhuận trên 200 triệu đồng nên bà con rất phấn khởi.
Chị Nguyễn Thị Gấm, thương lái thu mua vú sữa Lò Rèn cư ngụ tại xã Bình Trưng, huyện Châu Thành cho biết, giá vú sữa năm nay tăng hơn cùng kỳ năm trước khoảng 20% nhờ trái chất lượng ngon và thị trường ưa chuộng, tiêu thụ mạnh. Còn ông Võ Văn Nam, nhà vườn canh tác 8,5 công đất (8.500 m2) chuyên canh vú sữa Lò Rèn tại xã Vĩnh Kim cho biết, trong vụ vú sữa năm nay ông thu hoạch được khoảng 2 tấn trái, sau khi bán trừ chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng.
Vụ vú sữa năm nay hầu hết nhà vườn đều trúng mùa, trúng giá nhờ thời tiết thuận lợi, trình độ thâm canh của bà con nâng lên và vú sữa Lò Rèn đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Với khoảng 350ha mặt nước có khả năng sử dụng để chăn nuôi thủy sản, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) là địa phương có tiềm năng đáng kể để phát triển lĩnh vực này, nhưng về cơ bản tiềm năng đó chưa được phát huy tốt, phần nhiều số hộ có diện tích mặt nước vẫn chăn nuôi thủy sản theo lối quảng canh.
Vụ xuân này, những cánh đồng ngô ở huyện vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên) đều xơ xác, gầy guộc, thậm chí bị cháy nắng. Nhưng những thửa ruộng ngô lai HT 818, HT 119 tươi tốt đã khiến cả cán bộ chuyên môn và bà con nghĩ đến việc thay đổi giống ngô.
Vài năm trở lại đây, nông dân ngày càng xa rời cây mía vì cho rằng Nhà máy Đường Phổ Phong (Nhà máy) ép họ trong quá trình đầu tư sản xuất cũng như thu mua. Niên vụ 2013 - 2014, Nhà máy thu mua mía nguyên liệu với giá 850.000 đồng/tấn loại 10 chữ đường (CCS), thấp hơn năm trước 50.000 đồng/tấn.
Cách nay hơn 4 năm, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, đầu ra của loài vật nuôi này rất bấp bênh. Trong khi đó, chồn mướp là vật nuôi mới lạ, cho giá trị kinh tế cao mà số lượng hộ nuôi không nhiều. Vì thế, anh Nhi dành thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi, cách làm chuồng...
Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.