Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng
Ông Nguyễn Văn Học - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp số 2 (gọi tắt là HTX số 2), xã Gáo Giồng cho biết, tổng diện tích sản xuất của HTX số 2 là 1.603ha với 409 thành viên. Từ năm 2015, nhờ đầu tư hệ thống đê bao khép kín nên tất cả diện tích trên được sản xuất 3 vụ lúa/năm. Để giải quyết đầu ra của nông sản, chi bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban quản lý điều hành và đoàn thể của HTX số 2 vận động nông dân tham gia cánh đồng liên kết theo hướng sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa có hiệu quả.
Năm 2014, HTX số 2 đại diện ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân (gọi tắt là Công ty Hiếu Nhân) bao tiêu 336ha/năm sản xuất lúa chất lượng cao (Nàng hoa 9) với giá từ bằng giá thị trường trở lên. Đến năm 2015, diện tích bao tiêu tăng lên 800ha/năm, nhờ đó mà nông dân có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài liên kết với Công ty Hiếu Nhân, HTX số 2 còn kết nối với Công ty Lương thực Tân Hồng để hợp đồng với các thành viên trong HTX số 2 sản xuất lúa giống loại 4900, VD 20, 6976 với tổng diện tích lên đến hàng chục ha/vụ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Theo nông dân Nguyễn Văn Mến ngụ ấp 2 (xã Gáo Giồng): “Làm lúa có hợp đồng bao tiêu như những năm gần đây với Công ty Hiếu Nhân, cá nhân tôi cũng như nhiều anh em khác không lo đầu ra, đặc biệt là tránh được “điệp khúc” trúng mùa, rớt giá. Tới mùa vụ, cứ theo lịch mà xuống giống, theo lịch mà bón phân, xịt thuốc, cuối vụ thì thu hoạch. Lúa suốt ra cân bán tại chỗ và lấy tiền ngay, không còn lo cảnh bị thương lái ép giá như trước nữa... Tuy thực tế có một số diện tích “bể hợp đồng” nhưng vì làm ăn lâu dài nên bản thân cũng như nhiều nông dân khác rất mong được tiếp tục thực hiện phương thức sản xuất gắn với bao tiêu hàng hóa”.
Đồng chí Nguyễn Vũ Hoàng – Bí thư Đảng ủy xã Gáo Giồng cho biết, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã, cấp ủy và chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhằm làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất nhỏ lẻ của người dân cũng như từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung và hiện đại, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nông dân và doanh nghiệp. Đến nay, toàn xã thành lập được 3 HTX và 1 Tổ hợp tác với tổng diện tích khoảng 3.500ha. Thông qua các HTX và Tổ hợp tác đã có 4 đơn vị gồm: Công ty Hiếu Nhân, Công ty Lương thực Tân Hồng, Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang và Công ty TNHH MTV kinh doanh và Xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích ngày càng tăng (bình quân 600ha/vụ).
Đồng chí Nguyễn Vũ Hoàng cho biết thêm, hướng tới cấp ủy và chính quyền tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia cánh đồng liên kết, nhất là đối gia đình cán bộ và đảng viên. Vận động người dân tập trung đất sản xuất bằng cách cho HTX thuê lâu dài (đối với những nơi có điều kiện) để hình thành cánh đồng mẫu lớn gắn sản xuất với tiêu thụ. Xây dựng chính quyền năng động, phục vụ nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân trong liên kết sản xuất... Đồng thời, kiến nghị tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ tập trung đất nông nghiệp sản xuất lớn ở những nơi có điều kiện cũng như đưa viên chức ngành nông nghiệp về phụ trách quản lý HTX.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Hợp có diện tích đất rừng khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển mô hình chăn nuôi dê thả rừng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê núi của một số hội viên điển hình, Hội Nông dân xã đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, từ những mô hình chăn nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê thả rừng.
Chị Nguyễn Thị Quyên- tiểu thương chợ Vĩnh Long cho biết: Khoảng 1 tháng nay, giá sầu riêng tăng mạnh lại khan hiếm hàng. Nguyên nhân là do nghịch mùa, nhu cầu xuất khẩu tăng. Phần lớn phải mua sầu riêng sống, để chín dần, trái xấu cũng mua mới có hàng bán. Nhập khoảng 200 kg/đợt, bán 4 - 5 ngày mới hết, sức mua cũng không tăng nhiều.
Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.
Cây nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng 24 tháng là có thể xử lý cho trái. Giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Kháng được bệnh “chổi rồng”, cơm dầy, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền.
Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...