Giá nhãn tăng
Hiện giá nhãn Idor loại 1 tại huyện ở mức 30.000 đồng/kg, Idor loại 2 là 28.000 đồng/kg, nhãn xuồng 30.000 đồng/kg và nhãn long 9.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Nho ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Những năm gần đây, do biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp nên việc canh tác nhãn cho năng suất mùa nghịch không thua mùa thuận là mấy. Vụ nhãn này sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình tôi còn lời khoảng 18.000 đồng/kg. Số tiền lời này là khá. Hồi trước trồng giống nhãn da bò bị bệnh nên thất thu liên tục, giờ trồng giống Idor này cho năng suất và đồng lời cao hơn”.
Theo tính toán của nhiều nông dân, với mức giá trên, các hộ trồng nhãn thu lời khoảng 15 - 17 triệu đồng/1.000m2. Điều này giúp bà con có nguồn thu để tiếp tục sản xuất đầu tư sau 1 thời gian dài bị các dịch bệnh tấn công.
Ông Trương Văn Rồi – Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành cho biết: “Dù là mùa nghịch nhưng hiện nay mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 2-3 tấn nhãn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc... Hợp tác xã còn xuất nhiều lô nhãn sang thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường phát triển tiềm năng trong thời gian tới của nhãn Châu Thành”.
Theo nhiều thương lái, giá nhãn tăng do lượng hàng không đủ cung cấp cho thị trường. Theo dự báo, nhiều khả năng giá nhãn sẽ khó giảm trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.
Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.
5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.
Đó là ông Phạm Sỹ Nhơn, ở thôn Nhơn Nghĩa Đông, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn. Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1992, đến năm 1994 ra quân, với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã làm đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi bò, nuôi heo, mở cơ sở sản xuất gạch ngói, sản xuất nước đá... mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường, ủng hộ tiền, ngày công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương.
Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.