Người đi đầu trong làm lúa sạch
Kết quả vụ lúa sạch thành công, chi phí đầu vào giảm, trong khi năng suất vẫn cao và điều khiến ông vui mừng nhất là từ nay làm lúa không còn lo lắng phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu vừa ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, vừa gây hại cho người sử dụng. Từ đó đến nay, ông luôn đi đầu trong việc làm lúa sạch, ngoài ra ông còn tích cực hướng dẫn các hộ xung quanh, nông dân nơi khác đến tham quan cùng áp dụng quy trình làm lúa sạch.
Ông Kìa cho hay: “Tính đến nay tôi đã làm được 12 vụ lúa sạch và gạo sạch mang thương hiệu Tân Bình Lục đã được nhiều người tiêu dùng trong và tỉnh biết đến. Sau lúa sạch, tôi dự tính tiếp tục làm bưởi sạch để cung cấp cho thị trường. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những sản phẩm sạch, an toàn, vì thế người làm nông cũng phải theo yêu cầu này để sản xuất. Làm lúa sạch không chỉ nông dân sản xuất đảm bảo sức khỏe mà người tiêu dùng cũng yên tâm sử dụng”. Đã ở tuổi gần 60, nhưng ông vẫn say mê với nghề làm nông và đầy kiêu hãnh khi nói về quy trình làm lúa sạch của mình và của một số người dân Tân Bình.
Thời gian qua, nông dân trong và ngoài tỉnh, sinh viên nhiều trường đại học đã tìm về học hỏi, nghiên cứu mô hình làm lúa sạch của ông Kìa và ông luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Có thể bạn quan tâm
Dịp này, Tổng công ty cao su Đồng Nai đã chọn 10 thí sinh có thành tích cao để lập đội tuyển dự hội thi tay nghề thợ giỏi khai thác mủ cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 12.
Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.
Xác định phát triển chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia súc trên địa bàn phát triển, trong đó phải kể đến việc hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).
Đây là địa bàn rộng, phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, tài nguyên rừng phong phú có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đất sản xuất của nhân dân dần bị thu hẹp, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp.
Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.