Triệu Phú Nuôi Chim Cút

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.
10 năm trước, gia cảnh nghèo khó quá, anh Dũng trăn trở mãi, rồi quyết định nuôi chim cút. "Nhận thấy nhu cầu chim cút, trứng cút ở quê mình không nhỏ, nhất là vào mùa cưới hỏi, tiệc tùng, trong khi người nuôi cút cả tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay nên tôi quyết định chọn nghề này" - anh Dũng kể. Lúc đó cả huyện Cam Lộ chưa có ai nuôi con chim này.
Năm 2002, anh vào Thừa Thiên- Huế, đến trang trại nuôi chim cút của người quen học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, anh vay 10 triệu đồng mua 1.000 con giống về nuôi lấy trứng. Chưa đầy năm sau vợ chồng anh hoàn trả hết số nợ ban đầu. Ước tính thu nhập từ chim cút trong năm đầu của vợ chồng anh lên tới 50 triệu đồng. Đây là một số tiền rất lớn đối với hoàn cảnh còn nghèo khó như gia đình anh.
Có vốn, anh phát triển đàn chim cút dần lên. Đến nay, trang trại của anh có tới 3.000 con, lúc nhiều nhất lên đến 4.000 con. Anh Dũng cho biết: "Chim cút đẻ trứng quanh năm, bình quân mỗi ngày vợ chồng tôi xuất ra thị trường 1.000 quả trứng và 300 con chim thịt. Theo thời giá hiện tại, ước tính tổng số tiền thu được mỗi ngày khoảng 600 - 800 nghìn đồng, trừ chi phí lãi gần 300 nghìn đồng".
Nhờ nuôi chim cút, vợ chồng anh đã xây được nhà khang trang, 4 đứa con ăn học đàng hoàng. Ngoài ra, anh luôn giúp đỡ bà con trong thôn có hoàn cảnh khó khăn và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm nuôi cút cho những hộ nông dân muốn làm theo mô hình này.
Chị Phạm Thị Sáng- Chủ tịch Hội ND xã Cam An đánh giá: "Anh Lê Hữu Dũng là tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo ở địa phương".
Có thể bạn quan tâm

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.

Vụ Đông xuân này, nông dân Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ gần 8.800ha lúa. Qua điều tra cơ cấu giống lúa thì có gần 55% diện tích nông dân sử dụng giống IR 50404 để gieo sạ, tăng khoảng 5% so với vụ Đông xuân trước. Sở dĩ nông dân sạ nhiều giống này vì năng suất cao trong vụ Đông xuân, ngắn ngày, giúp bà con rút ngắn thời gian để xuống giống 3 vụ lúa.

Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu một số trái cây có đặc tính mùa vụ, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới vào thời điểm hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có công văn đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện một số biện pháp để tránh xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu.

Những ngày cuối năm, trên tuyến đê dẫn xuống xã Kim An, không khí mua bán cam Canh diễn ra tấp nập. Anh Nguyễn Văn Hoa, ở thôn Tràng Cát, chủ vườn cam Canh có diện tích trên 1ha vui mừng cho biết, năm nay, vườn cam 200 gốc của gia đình anh ước tính sẽ cho thu hoạch khoảng 16 tấn quả.