Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Dưa Leo Trong Vườn Cao Su

Trồng Dưa Leo Trong Vườn Cao Su
Ngày đăng: 12/05/2012

Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi thăm mô hình trồng dưa leo xen trong vườn cao su, anh Phố vui vẻ nói: "Tôi mới trồng thử nghiệm trên 6 sào đất vườn cao su, không ngờ hiệu quả kinh tế rất khả quan trong khi chi phí đầu tư thấp. Hiện, bình quân mỗi ngày tôi thu hoạch hơn 1 tạ dưa leo, thương lái đến tận nhà thu mua với giá 6.000 - 8.000 đồng/kg, gia đình có thu 1,8 triệu đồng. Khoảng 1 tuần nữa tôi có thể thu hoạch 1 -1,5 tạ/ngày". Theo anh Phố, trừ chi phí, gia đình có thể thu lãi trên 60 triệu đồng/vụ.

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản (từ lúc mới trồng đến khi khai thác mủ lần đầu) khá dài, thường 5- 6 năm. Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập. Trước đây, gia đình anh Phố trồng xen mì (sắn) trong vườn để có thêm thu nhập nhưng không mấy hiệu quả, hơn nữa cây mì còn làm giảm tốc độ phát triển, sinh trưởng của cao su. Vì vậy, anh trăn trở tìm hướng đi mới để vừa có thêm thu nhập trong thời gian cây cao su còn nhỏ, vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng đất.

Qua một thời gian tìm tòi, học hỏi, anh thấy trồng dưa leo là thích hợp nhất bởi thời gian thu hoạch nhanh mà còn giữ được độ ẩm cho đất, tạo thuận lợi cho sự phát triển của cao su. Do đó, anh bàn với vợ trồng xen 6 sào dưa leo.

Anh Phố cho biết thêm: "Trồng dưa leo khá đơn giản, chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật, tưới nước, bón phân đầy đủ, kịp thời là cây sẽ phát triển tốt và cho hiệu quả cao, chi phí cũng không quá lớn".

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo, anh Phố tiết lộ, khi mới làm đất, bón phân chuồng và NPK, sau đó rải đều vôi bột lên mặt đất, tới khi cây phát triển phun thuốc trừ sâu 1 lần/tuần.

Việc đưa cây dưa leo vào trồng xen cao su là mô hình mới, sáng tạo bởi diện tích cao su non vẫn còn khá nhiều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập và ổn định đời sống khi cao su chưa cho mủ.

Có thể bạn quan tâm

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) và sâu đục thân mình hồng (Zeuze coffea Nietner). Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

18/07/2015
Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn

Hiện nay, nông dân trồng lúa trong vùng nước nhiễm mặn của các huyện phía Bắc của các tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Kattampally, có thể trồng giống lúa hữu cơ chịu mặn mới được lai tạo trong chương trình nhân giống cây trồng hữu cơ của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Vùng (RARS) tại Pilikkode thuộc Kasaragod của Ấn Độ.

18/07/2015
Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định

Sau một thời gian tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đã ổn định trở lại.

18/07/2015
Ngành điều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Ngành điều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành điều là một trong số rất ít nông sản có khối lượng và giá trị xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn còn một số tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cần thiết phải tập trung tháo gỡ.

18/07/2015
Xuất khẩu nông lâm-thủy sản trong sáu tháng giảm 2,8% Xuất khẩu nông lâm-thủy sản trong sáu tháng giảm 2,8%

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tháng 6/2015 ước đạt 2,6 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành sáu tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.

18/07/2015