Nhà Vườn Bến Tre Chặt Bỏ Cây Cacao
Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.
Hiện diện tích cây cacao tại địa phương này chỉ còn hơn 5.200ha, giảm gần một nửa so với hơn 10.600ha trước đó.
Ông Nguyễn Văn Xem (xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành) cho biết đang chặt bỏ dần cacao trồng xen dừa do cây cacao cạnh tranh dinh dưỡng với cây dừa rất nhiều.
Theo ông Xem, mật độ trồng cacao dày (40 cây/1.000m2) nên cả hai cây đều không cho trái, nếu tăng lượng phân bón, không lãi so với giá thu mua. “Còn nếu chặt tỉa chỉ chừa một cây trong khoảng cách hai cây dừa, cacao cho trái nhưng không đủ cho... sóc ăn!” - ông Xem nói.
Dự án trồng 10.000ha cây cacao ở Bến Tre với mục đích tăng thu nhập cho nhà vườn trồng dừa. Tuy nhiên, sau khi đạt diện tích hơn 10.600ha vào năm 2012, cây cacao bắt đầu bị nhiều nhà vườn chặt bỏ. Nguyên nhân chính là cây cacao nay không mang lại hiệu quả, thậm chí cây không trái, giá mua tụt giảm.
Theo nhiều nhà vườn, giá thu mua cacao từ cuối năm 2012 và năm 2013 giảm mạnh, dưới 4.000 đồng/kg trái và dưới 30.000 đồng/kg hạt, thấp hơn nhiều so với giá bưởi da xanh (50.000 đồng/kg), giá trái chanh mùa nắng (30.000 đồng/kg), chuối 3.000 đồng/kg... Do đó nông dân chặt cacao để chuyển sang trồng những loại cây cho thu nhập cao hơn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Khổng - trưởng Ban điều hành dự án cacao tỉnh Bến Tre - cho rằng do việc chuyển giao kỹ thuật chưa tới, cây cacao chưa được chăm sóc đúng mức nên cây không trái, nhiều nhà vườn ở Bến Tre đã chặt cây cacao để chuyển sang cây trồng khác.
Tuy nhiên, ông Khổng cho biết Bến Tre đã có nhà máy chế biến cacao trong Khu công nghiệp Giao Long, công suất giai đoạn đầu 1.000 tấn/năm và sẽ nâng lên 2.000 tấn/năm. Nhu cầu thu mua nguyên liệu rất lớn.
“Hiện cây cacao nhất thời chưa cạnh tranh lại với một số cây trồng khác nhưng về lâu dài là cây thực phẩm chất lượng. Nên bà con nông dân cần được định hướng, giữ ổn định diện tích cacao trong thời gian tới” - ông Khổng khuyến cáo.
Related news
Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.
Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.
Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.
Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.
Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.