Trồng rong sụn mô hình kinh tế mới tại Quảng Ninh

Đầu tháng 1 năm nay, anh Nguyễn Hữu Hoà, cán bộ Công ty Xây dựng và Thương mại Linh Anh, xã Đông Hải (Tiên Yên) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã đưa cây rong sụn từ Ninh Thuận ra trồng thí điểm tại khu neo đậu tàu thuyền cảng Mũi Chùa, xã Tiên Lãng (Tiên Yên). Bước đầu, cây rong sụn tại mô hình này phát triển khá tốt, hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Bước đầu, mô hình được trồng thí điểm với quy mô 1ha.
Mặc dù trong quá trình trồng thí điểm, thời tiết không thuận lợi nhưng cây rong sụn vẫn phát triển khá tốt. Từ 1kg giống, sau hơn 30 ngày đã thu được gần 3kg. Qua quá trình theo dõi, có thể thấy cây rong sụn phù hợp với điều kiện môi trường tại nhiều vùng biển Quảng Ninh. Cứ 1kg giống, sau 50 - 60 ngày sẽ thu được khoảng 10kg rong thương phẩm. Trồng rong sụn đầu tư không lớn, khoảng 10 tấn rong giống/ha. Sau khoảng 2 tháng sẽ thu hoạch được trên dưới 100 tấn rong thương phẩm. Với giá bán bình quân từ 28.000 - 30.000 đồng/kg như hiện nay, sau 2 tháng người trồng rong có thể thu trên dưới 300 triệu đồng/ha.
Trừ chi phí có lãi khoảng 180 triệu đồng/ha. Hiện nay, nhiều địa phương trong nước đã trồng cây rong sụn cho hiệu quả kinh tế rất cao như Ninh Thuận, Khánh Hoà. Cây rong sụn phát triển tốt trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Như vậy, mỗi năm có thể trồng 2 - 3 vụ.
Được biết, hiện nay, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (Sở NN&PTNT) cũng đang trồng thử nghiệm gần 1ha rong sụn trên Vịnh Hạ Long. Sau gần 1 tháng thả giống, cây rong sụn đang phát triển khá tốt, có thể nhân rộng. Hiện nay, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Đại dương China tại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long) là đơn vị đang thực hiện thu mua rong sụn khô để xuất khẩu. Ông Nguyễn Triều Dương, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Hiện nay, Công ty đang thu mua rong sụn tại nhiều địa phương trong cả nước với nhu cầu khoảng 5.000 tấn rong sụn khô, tương đương với khoảng 35.000 tấn rong tươi.
Trước đó, từ năm 2005, Công ty cũng đã đưa rong sụn giống từ Ninh Thuận về trồng thử nghiệm tại Quảng Ninh từ tháng 7 đến tháng 8 với số lượng 2.000kg. Thời gian đầu, rong phát triển khá tốt, nhưng vài tháng sau rong ngừng phát triển và dần dần tàn lụi. Nguyên nhân do kỹ thuật trồng khi đó chưa tốt, để dây căng rong võng xuống dưới mặt nước, thiếu ánh sáng và bị huyền phù (chất hữu cơ) bám, rong tạp ký sinh nhiều làm hạn chế quang hợp, rong không phát triển được. Công ty sẽ đảm bảo thu mua toàn bộ rong sụn tại Quảng Ninh khi cây rong sụn được người dân trồng với diện tích lớn.
Hiện nay, Công ty cũng đang chuẩn bị triển khai thực hiện dự án phát triển trồng 100ha rong sụn trên biển và thu mua sản phẩm rong sụn khô tại Quảng Ninh. Bước đầu, Công ty chúng tôi sẽ trồng thử nghiệm 1ha ban đầu, sau đó nhân rộng lên 10ha, rồi thiết lập trang trại trồng 100ha rong sụn trong năm 2015 và mở rộng lên 500ha vào năm 2020. Ngoài triển khai dự án, chúng tôi sẽ chuyển giao kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân địa phương trồng rong sụn. Dự án này sẽ tập trung đầu tư vào sản xuất rong sụn, thu mua và bảo quản theo một quy trình khép kín.
Tuy nhiên, qua việc thử nghiệm trồng rong sụn tại khu neo đậu tàu thuyền Mũi Chùa, mặc dù cây rong sụn phát triển tốt nhưng chưa khắc phục được tình trạng bị cá ăn trong quá trình phát triển. Để khắc phục hạn chế này, người trồng rong sụn đang xử lý bằng biện pháp quây lưới hoặc trồng rong sụn trong lồng như một số địa phương khác trong nước đang thực hiện sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Mô hình kinh tế này khi được nhân rộng có thể xem như một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.