Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng NN-PTNT, kết luận của các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản cho biết: Nguyên nhân ngao chết trên diện rộng tập trung cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua không phải là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút.
Thực tế, ngao chết là do mưa lớn, độ mặn nước biển giảm xuống 8 phần nghìn làm con ngao bị sốc nước ngọt, giảm khả năng đề kháng.
Sau đó, từ ngày 8-8, nước biển lại có độ mặn cao từ 30 đến 32 phần nghìn cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến con ngao bị chết hàng loạt tại hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, Bộ NN-PTNT trong thời gian tới sẽ đặt trạm quan trắc cảnh báo tại những vùng nước không an toàn nhằm khuyến cáo ngư dân dừng hoạt động sản xuất khi môi trường không bảo đảm
Diện tích nuôi ngao của Thái Bình rất lớn (hơn 3.200 ha), sức cạnh tranh cao, sản lượng chiếm trên 50% toàn quốc. Trong khi đó, ngao giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Vụ trưởng Vụ khoa học sớm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao trên cơ sở huy động các chuyên gia đầu ngành, kể cả thuê chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai tại tỉnh Thái Bình trong năm 2015.
Về việc khắc phục hậu quả do ngao chết diện rộng tại địa phương, Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định: Ngao chết là do thiên tai (có yếu tố nắng nóng) cho nên theo quy định của Nhà nước ngư dân Thái Bình sẽ được hỗ trợ thiệt hại.
Bộ trưởng cho biết, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 70% kinh phí, còn lại là Ngân sách địa phương. Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cần khẩn trương rà soát, thống kê chính xác, đầy đủ diện tích ngao chết trên thực tế để trình Bộ xem xét, giải quyết.
Related news

Trong những năm qua, khai thác lợi thế, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh. Phong trào nuôi ngọt phát triển khắp nơi, từ vùng rừng núi xa xôi đến đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn gặp nhiều khó khăn

"Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay", đó là nhận định của một người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang trong điều kiện giá cá điêu hồng hiện ở mức 35.000 đồng/kg, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng

Giống chè TB 14, Giống chè LD 97, Giống chè LDP1, Giống Keo Am Tích, Giống Phúc Vân Tiên

Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li

Ít ai biết, hàng trăm ha đất khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Phước,Tiền Giang) trồng khóm nổi tiếng từ lâu đã bỏ hoang gần 3 năm qua vì dự án KCN và qui hoạch sân golf..