Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học
Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo có hiệu quả theo mô hình khá mới này là gia đình ông Trương Văn Thum ở ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung. Ông Thum cho biết: Năm 2010 được sự giới thiệu và hướng dẫn của trạm thú y huyện Lai Vung về mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men với diện tích 40 m2, ông tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng ngay cách làm.
Kết quả, đàn heo 30 con của ông đều phát triển tốt, ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh. Đợt heo đầu tiên sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng mỗi con 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí ông còn lãi trên 36 triệu đồng. Từ đó, những đợt heo tiếp theo ông đều nuôi theo cách này và cũng mang lại hiệu quả khá cao.
Ông Thum nói: Từ khi gia đình sử dụng nền chuồng heo là đệm lót lên men kết quả là không còn mùi hôi, tiết kiệm được nước do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân heo. Thông thường, từ 1- 2 ngày, tôi mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc. Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi heo theo phương pháp mới để giữ gìn môi trường trong lành, tăng thu nhập cho gia đình.
Còn hộ bà Cao Thị Thùy Trang, ở ấp 2, thị trấn Lai Vung, cho biết: Từ khi có chương trình nuôi heo bằng đệm lót lên men là công nghệ mới bà xây chuồng áp dụng thả nuôi 35 con heo thịt với diện tích gần 50 m2, chia thành 2 chuồng nuôi. Lứa heo đầu tiên khi áp dụng khiến gia đình hết sức phấn khởi có thể xử lý vấn đề quan trọng nhất là môi trường, nhẹ công, heo mau lớn.
Bà Trang cho biết thêm, cách nuôi heo trên đệm lót lên men tránh được heo tiếp xúc nền xi măng không bị trầy xước chân, tránh tiếp xúc môi trường dơ bẩn, giúp heo có không gian vận động đi lại trong chuồng, giảm được lượng mỡ ở heo nuôi, tăng trọng nhanh. Và đặc biệt ở cách nuôi này giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là cho xuất chuồng bán, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 100kg/con/lứa.
Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Trạm trưởng Trạm thú y Lai Vung: Trong năm 2011 huyện kết hợp với trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội triển khai mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học ở 3 hộ rất thành công. Phát huy hiệu quả từ chăn nuôi năm 2012 tiếp tục triển khai thêm 15 mô hình.
Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động.
Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời làm ấm cho gia súc. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản không tốn nhiều tiền mua nguyên vật liệu, chuồng cần cao ráo thoáng mát, không xây kín mà để hở và làm hai mái chồng nhau (có thể lợp bằng tấm lợp proximang hoặc lợp bằng lá) để tạo thông thoáng tối đa.
Với cách chăn nuôi này, một lao động có thể nuôi được 800 con heo thịt/lứa, tăng 5% so với chăn nuôi thông thường, tổng chi phí cho một đầu mỗi con heo nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Sau thời hạn từ 2- 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Có thể bạn quan tâm
Tuy chỉ đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI nhưng giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh và trồng ớt trên trụ được nhiều người quan tâm.
Đến cuối tháng 10, sản lượng chè búp tươi của tỉnh Yên Bái mới chỉ đạt 72 ngàn tấn (bằng 84% kế hoạch năm và giảm 7% so cùng kỳ), chế biến trên 17 ngàn tấn chè thành phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân?
Ông Nguyễn Văn Đồ, cư ngụ ấp 7, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là nông dân vừa vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo nông thôn.
Ngày 6-11, Hội thi kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, thu hút sự tham gia của gần 160 nông dân trực tiếp sản xuất lúa theo quy trình tiên tiến thuộc 13 đội đến từ 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Dù giá bán khá cao nhưng nông sản hữu cơ (organic) ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn