Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết
Cùng ngày, sáng 20/2, Nhà máy đạm Cà Mau vận hành trở lại sau khi bị trục trặc, rò rỉ khí amoniac.
Khảo sát thực thế, UBND xã Khánh An ghi nhận hiện tượng bất thường cá chết, xác cá chết phân hủy, bốc mùi tanh hôi. Khi phát hiện cá chết, bộ phận an toàn Nhà máy đạm Cà Mau thuê đò vớt cá chết đem chôn.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Cà Mau xác nhận có hiện tượng cá chết xảy ra trên kênh Rạch Dán, lại cử cán bộ xuống khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước phân tích, nhưng chưa có kết luận hiện tượng cá chết.
Trước đó, ngày 8/2, một vài bộ phận xử lý nước thải của Nhà máy đạm Cà Mau bị tắc, xử lý không triệt để, lượng amoniac thoát ra ngoài làm cá chết trắng sông. Hàm lượng amoniac nước mặt trên sông quanh Nhà máy đạm Cà Mau cao gấp 15 lần. Nhà máy đạm Cà Mau tạm ngưng hoạt động để khắc phục. Nay vận hành trở lại lại xuất hiện cá chết hàng loạt.
Related news
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.
Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.
Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.
Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.
Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.