Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng

Nắng nóng bất thường và khô hạn kéo dài là nỗi lo cho cây ngô vụ Hè Thu.
Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.
Có thể nói, do mùa mưa năm nay đến muộn hơn mọi năm nên lịch xuống giống các cây trồng cạn chủ yếu sử dụng nước trời như cây ngô lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà ngô trồng đón mưa tại miền Đông và Tây Nguyên lâm vào cảnh “dở khóc dở cười”, một số mọc không đều, một số bị chết cây, héo lá và việc bón phân định kỳ cũng không thực hiện được, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn như ngô bị bỏ đầu cùi do thiếu dinh dưỡng, bị lệch pha (ngô trổ cờ mà trái phun râu quá muộn), có thể bị thưa hạt, không hạt, bẹ ngô cho ra nhiều trái không có hạt…
Ông Trương Đình Cừ, ấp 4, xã Lâm San, Đồng Nai than thở, tỷ lệ ngô mọc không tới 70% nhưng vẫn phải chăm sóc tiếp cho kịp vụ 2. Không chỉ riêng ông Cừ mà rất nhiều nông dân khác cũng cùng chung hiện trạng này.
Ở các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang có hàng chục ngàn ha ngô lai chết khô, không hạt do nắng nóng khốc liệt kéo dài.
TS Trần Kim Định, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam dự đoán năng suất ngô vụ này có thể sẽ bị sụt giảm so với những năm trước do hiện tượng kết hạt kém, trái chìa, bồ cào răng cưa, bắp đuôi chuột… có thể xảy ra trên diện rộng và hầu hết các tỉnh thành.
Theo TS Trần Kim Định, nông dân nên chọn giống có khả năng chịu hạn, có sức nảy mầm nhanh mạnh để có thể vượt qua các điều kiện khắc nghiệt thời tiết ban đầu. Đảm bảo đất đủ ẩm mới gieo để cây con có đủ nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.

Cuối năm 2010, anh Hồ Văn Hương đầu tư 1,5 tỷ đồng thành lập vườn ươm Đoàn Kết ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

Là “vựa lúa” của cả tỉnh, huyện Ninh Phước luôn là địa phương dẫn đầu cả về diện tích và năng suất, sản lượng. Vụ hè – thu năm nay, toàn huyện xuống giống 4.325 ha, tăng 5% so với kế hoạch.

Bắc phong là xã trọng điểm về cây lúa của huyện Thuận Bắc, với diện tích trên 500 ha. Để đạt được tiêu chí về thu nhập trong chương trình xa6y dựng nông thôn mới, xã đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích nông dân liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích.