Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh
Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.
Dọc theo QL 1A từ Kỳ Anh tới Nghi Xuân không khó để nhận ra những dịch vụ đổ nước mui kiêm luôn tắm lợn vừa mất vệ sinh, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Nhiều nhất là huyện Kỳ Anh, trong đó tại địa bàn xã Kỳ Nam (giáp với Quảng Bình) có hơn 30 hộ dân làm dịch vụ này. Điều đáng nói, đây là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, là điểm kiểm soát đầu vào, ra dịch bệnh. Theo các chủ hộ kinh doanh dịch vụ này thìmùa hè là thời kỳ cao điểm cho hoạt động tắm lợn vì các xe chỉ chạy khoảng 1 giờ đồng hồ là phải dừng lại để xịt nước cho lợn khỏi chết và không hao thịt. Từ khi làm dịch vụ tắm lợn đến nay chưa hề thấy cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, nhắc nhở.
Trên địa phận Kỳ Anh, xã Kỳ Tiến cũng đang nở rộ dịch vụ tắm lợn, chỉ một đoạn đường khoảng 1 km có đến hơn chục điểm. Các hộ làm dịch vụ này cứ thỏa sức xả nước, phân của lợn xuống nền đất. Điều đáng nói hơn, khu vực các hộ dân làm dịch vụ tắm lợn cũng là nơi có nhiều nhà hàng, quán cơm. Rất nhiều nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đã bị mùi hôi thối từ dịch vụ tắm lợn “tra tấn”.
Tại xã Thạch Kênh (Thạch Hà), chỉ với 2 hộ làm dịch vụ tắm lợn trên tuyến QL 1A, nhưng hàng chục hộ dân ở đây đã cảm nhận được sự khó chịu từ dịch vụ đầy ô nhiễm này. Vào lúc cao điểm, những vòi tắm phun nước bẩn tung tóe ra mặt đường, người và phương tiện qua đây buộc phải tăng tốc tránh “bom” bẩn.Một người dân ở cạnh dịch vụ này cho biết: “Đã có một số trường hợp người và phương tiện tham gia giao thông do tránh nước bẩn từ nơi tắm lợn mà lấn phần đường dành cho xe ô tô, gây tai nạn đáng tiếc”.
Mặc dù hoạt động tắm lợn trên QL 1A diễn ra công khai từ nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao, nhưng đến nay chưa có đơn vị nào đứng ra xử lý. Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng!
Có thể bạn quan tâm
Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.
Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.
Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Giá lúa năm nay thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước. Nếu trồng loại lúa thường thì sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.
Thông tin từ Phòng NNPTNT huyện Bình Tân, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn ha khoai lang bị sâu lạ tấn công trên củ khoai.