Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.
Dọc theo QL 1A từ Kỳ Anh tới Nghi Xuân không khó để nhận ra những dịch vụ đổ nước mui kiêm luôn tắm lợn vừa mất vệ sinh, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Nhiều nhất là huyện Kỳ Anh, trong đó tại địa bàn xã Kỳ Nam (giáp với Quảng Bình) có hơn 30 hộ dân làm dịch vụ này. Điều đáng nói, đây là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, là điểm kiểm soát đầu vào, ra dịch bệnh. Theo các chủ hộ kinh doanh dịch vụ này thìmùa hè là thời kỳ cao điểm cho hoạt động tắm lợn vì các xe chỉ chạy khoảng 1 giờ đồng hồ là phải dừng lại để xịt nước cho lợn khỏi chết và không hao thịt. Từ khi làm dịch vụ tắm lợn đến nay chưa hề thấy cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, nhắc nhở.
Trên địa phận Kỳ Anh, xã Kỳ Tiến cũng đang nở rộ dịch vụ tắm lợn, chỉ một đoạn đường khoảng 1 km có đến hơn chục điểm. Các hộ làm dịch vụ này cứ thỏa sức xả nước, phân của lợn xuống nền đất. Điều đáng nói hơn, khu vực các hộ dân làm dịch vụ tắm lợn cũng là nơi có nhiều nhà hàng, quán cơm. Rất nhiều nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đã bị mùi hôi thối từ dịch vụ tắm lợn “tra tấn”.
Tại xã Thạch Kênh (Thạch Hà), chỉ với 2 hộ làm dịch vụ tắm lợn trên tuyến QL 1A, nhưng hàng chục hộ dân ở đây đã cảm nhận được sự khó chịu từ dịch vụ đầy ô nhiễm này. Vào lúc cao điểm, những vòi tắm phun nước bẩn tung tóe ra mặt đường, người và phương tiện qua đây buộc phải tăng tốc tránh “bom” bẩn.Một người dân ở cạnh dịch vụ này cho biết: “Đã có một số trường hợp người và phương tiện tham gia giao thông do tránh nước bẩn từ nơi tắm lợn mà lấn phần đường dành cho xe ô tô, gây tai nạn đáng tiếc”.
Mặc dù hoạt động tắm lợn trên QL 1A diễn ra công khai từ nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao, nhưng đến nay chưa có đơn vị nào đứng ra xử lý. Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng!
Related news

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Trong năm 2012 và 2013, diện tích cây atiso của huyện Sa Pa duy trì 32 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận.