Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuế Tăng, Nhập Khẩu Phân Bón Giảm

Thuế Tăng, Nhập Khẩu Phân Bón Giảm
Ngày đăng: 06/11/2014

Sau khi Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu phân bón từ 3 lên 6%, lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 10 đã sụt giảm so với trước dù nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào sản xuất vụ đông xuân 2014-2015.

Cụ thế, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tháng 9-2014 tổng lượng phân bón được nhập về là 417.000 tấn với trị giá 148 triệu đô la Mỹ, thì trong tháng 10-2014 chỉ đạt 356.000 tấn với trị giá 128 triệu đô la Mỹ, giảm 61.000 tấn về lượng và 20 triệu đô la Mỹ về trị giá so với tháng trước đó.

Lý giải nguyên nhân khiến lượng phân bón nhập khẩu giảm, ông Nguyễn Minh Đăng, Giám đốc doanh nghiệp Minh Đăng (Cần Thơ )- đơn vị chuyên kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp - cho biết tăng thuế là một trong những nguyên nhân khiến lượng phân bón nhập khẩu giảm trở lại.

“Ví dụ, trước đây phân urê Trung Quốc nhập khẩu về có thuế suất 3% sẽ được bán ngang giá với urê trong nước. Nhưng nay thuế nhập khẩu tăng lên 6%, nghĩa là giá bán sẽ tăng thêm tương ứng nên cạnh tranh không lại so với phân urê trong nước, nhập khẩu giảm là tất nhiên”, ông Đăng dẫn chứng.

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Chiến, chủ đại lý kinh doanh phân bón Hai Chiến (đại lý cấp 1) tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang, thời điểm từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10-2014 do nhiều địa phương ở ĐBSCL tạm ngưng sản xuất để đón lũ về, nhu cầu sử dụng phân bón giảm nên cũng dẫn đến lượng phân nhập khẩu về giảm theo.

Về diễn biến giá phân bón ở ĐBSCL, giá bán trong tuần này vẫn ổn định so với tuần trước và dao động ở mức 375.000-395.000 đồng/bao 50 kg đối với mặt hàng urê (tùy loại); DAP Trung Quốc (hạt xanh) có giá 615.000 đồng/bao 50kg; DAP Trung Quốc (hạt nâu) là 590.000 đồng/bao 50kg…

Một số đơn vị kinh doanh phân bón cho biết thời gian tới, giá bán ở ĐBSCL nhiều khả năng sẽ có biến động theo hướng tăng, khoảng 10.000-20.000 đồng/bao 50 kg do nhu cầu sử dụng tăng lên.


Có thể bạn quan tâm

Vì sao cá tra khó làm VietGAP? Vì sao cá tra khó làm VietGAP?

Cá tra ngày càng khó khăn cả trong nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Thị trường khó tính, giá giảm khiến nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL lao đao. VietGAP được coi là một giải pháp nhằm vực dậy nghề này, tuy nhiên, vẫn quá gian nan để thực hiện.

14/07/2015
Hỗ trợ phát triển chứng nhận bền vững sản phẩm nuôi trồng thủy sản Hỗ trợ phát triển chứng nhận bền vững sản phẩm nuôi trồng thủy sản

Đây là nội dung hội thảo vừa được Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn tổ chức. Tham dự có Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn.

14/07/2015
Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 11.650 tấn thủy sản Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 11.650 tấn thủy sản

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 của huyện Hoằng Hóa đạt 11.650 tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nổi bật là lĩnh vực khai thác hải sản, sản lượng đạt 8.840 tấn.

14/07/2015
Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao Bạc Liêu trong việc thực hiện nghiêm công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động SX, kinh doanh VTNN trên địa bàn.

15/07/2015
Thị trường tôm ảm đạm Thị trường tôm ảm đạm

Theo dự đoán, giá tôm vào cuối quý 2, đầu quý 3 sẽ tăng, nhưng đến nay giá tôm vẫn ở mức thấp, khiến người nuôi lo lắng...

15/07/2015