Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguồn Thu Mới Từ Rau Chế Biến Ở Sơn Động (Bắc Giang)

Nguồn Thu Mới Từ Rau Chế Biến Ở Sơn Động (Bắc Giang)
Ngày đăng: 20/01/2015

Mạnh dạn đưa cây rau chế biến vào sản xuất vụ đông năm 2014, vừa qua, nông dân xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch được hơn 30 tấn dưa chuột bao tử và đang thu hoạch những lứa ngô bao tử đầu tiên. Kết quả này khẳng định hai cây trồng trên phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện sản xuất tại địa phương, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân vùng cao.

Trong cái rét ngọt của thời tiết mùa đông, trên những ruộng dưa bao tử tại thôn Điệu, xã Long Sơn, bà con vẫn cần mẫn thu hoạch dưa để kịp bán cho Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Bắc Giang (điểm cân đặt tại xã). Đôi tay thoăn thoắt hái những trái dưa bao tử tại khu ruộng 1 sào của gia đình, chị Thuận cho biết năm nay khi thấy xã thông báo triển khai trồng dưa bao tử tại cánh đồng của thôn chị và 58 hộ dân đã đăng ký trồng với tổng diện tích hơn 2 ha.
Theo chị Thuận, kỹ thuật sản xuất cây trồng này không quá khó, chỉ cần chăm bón, tưới nước hợp lý, tuy nhiên cần chú ý phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời để dưa cho quả sai. Nhờ làm chủ kỹ thuật sản xuất nên ruộng dưa của gia đình chị Thuận rất sai quả. Khi dưa được thu hoạch, chị thu hái đều đặn, một sào cho năng suất khoảng một tấn dưa thương phẩm, trong đó chủ yếu là dưa loại một. Tính toán sơ bộ, trừ chi phí, gia đình chị Thuận thu lãi 4 - 5 triệu đồng/sào.
Được biết, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Bắc Giang thu mua dưa đúng theo giá cam kết 9.500 đồng/kg dưa bao tử loại 1; 7.500 đồng/kg dưa loại 2 và 4.500 đồng/kg dưa bao tử loại 3. Chị Thuận phấn khởi cho biết: “Những năm trước, cứ gặt lúa mùa xong gia đình chỉ trồng ít ngô lai, bắp cải để có rau ăn và thức ăn chăn nuôi. Năm nay tham gia mô hình trồng dưa bao tử chúng tôi thấy rất vui vì có thêm việc làm lúc nông nhàn, thu hoạch sản phẩm đến đâu công ty thu mua đến đó…”
Những ngày này, trên các cánh đồng thôn Tảu, thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Đồng Chòi của xã Long Sơn, 8,5 ha ngô bao tử cũng đang lên xanh tốt. Theo chân anh Ngọc Văn Hường, cán bộ khuyến nông xã, chúng tôi đến thăm khu ruộng trồng gần 3 sào ngô bao tử của bà Ngọc Thị Lâm. Đang thu hoạch những bắp ngô bao tử đầu tiên, bà Lâm bày tỏ: “Ngô đã bắt đầu được thu, chúng tôi hy vọng Công ty G.O.C thu mua đúng theo giá đã ký kết để bà con nông dân tin tưởng tiếp tục đưa vào gieo trồng vụ xuân 2015 tới...”.
Việc liên kết với doanh nghiệp sản xuất dưa và ngô bao tử của xã Long Sơn vụ đông năm nay bước đầu cho kết quả khả quan. Được UBND xã Long Sơn giao hướng dẫn bà con nông dân thực hiện hai mô hình cây hàng hóa này, anh Ngọc Văn Hường, cán bộ khuyến nông xã cho biết: Vụ đông này bà con đã thu hoạch được trên 30 tấn dưa thương phẩm, trừ chi phí cho thu lãi từ 5 đến 6 triệu đồng/sào.
Đối với diện tích ngô bao tử, tuy mới thu hoạch rải rác vài ngày nay do thời tiết rét đậm nhưng sản lượng đã đạt khoảng 3 tấn. Theo cán bộ chuyên môn, năng suất ngô bao tử sẽ đạt từ 130 đến 150kg/sào. Với giá thu mua của công ty là 20.000 đồng/kg, trừ chi phí người dân thu lãi hơn hai triệu đồng/sào.
Đánh giá về chất lượng dưa và ngô thương phẩm sản xuất tại xã Long Sơn, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Bắc Giang cho biết: “Tuy là vụ đầu tiên sản xuất nhưng sản phẩm dưa và ngô bao tử của nông dân xã Long Sơn đều đạt tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc, chất lượng, năng suất.
Trên cơ sở kết quả này, chúng tôi đang phối hợp với UBND huyện Sơn Động tổ chức khảo sát để tiếp tục đưa một số loại cây trồng như gừng, măng tre Bát Độ, dưa chuột Nhật vào trồng tại một số xã ngay trong vụ xuân năm 2015 nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công ty”.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gỗ Khó Do Nguyên Liệu Xuất Khẩu Gỗ Khó Do Nguyên Liệu

Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn gốc nguyên liệu, nhân công… khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

13/09/2014
"Mở Lối" Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

13/09/2014
​Thành Phố Hồ Chí Minh Thành Lập Trung Tâm Sản Xuất Giống Rau, Hoa ​Thành Phố Hồ Chí Minh Thành Lập Trung Tâm Sản Xuất Giống Rau, Hoa

Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.

13/09/2014
Liên Kết Để Nông Dân Thoát Nghèo Liên Kết Để Nông Dân Thoát Nghèo

Đó là một trong những giải pháp được đưa ra tại tọa đàm “Tam nông, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn - nông dân”, do UBND tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hòa bình và phát triển TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt đồng tổ chức hôm qua 12.9 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).

13/09/2014
Hà Nội Phun Thuốc Dập Dịch Sâu Róm Hại Thông Hà Nội Phun Thuốc Dập Dịch Sâu Róm Hại Thông

Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 -400 con/cây, cục bộ có nơi 1.000 con/cây (NTNN đã đưa tin). Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại trên địa bàn huyện Sóc Sơn lên tới 45ha. Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm phát triển rừng Hà Nội chọn 2 loại thuốc phun dập dịch.

13/09/2014