Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguồn Nghêu Giống Đang Cạn Kiệt Ở Trà Vinh

Nguồn Nghêu Giống Đang Cạn Kiệt Ở Trà Vinh
Ngày đăng: 10/06/2012

Gần 1 tháng nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân đi dọc bãi biển dài khoảng 10 km thuộc 2 xã Dân Thành và Đông Hải (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) để cào nghêu giống bán lại cho thương lái.

Trung bình, mỗi lao động thu nhập từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng sau 3 đến 4 giờ xuống biển cào nghêu giống.

Ông Nguyễn Văn Mãi, ở ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải) cho biết: “Khoảng 5 năm trở lại đây, năm nào cũng có nghêu cám xuất hiện đem lại nguồn thu nhập cho bà con ven biển. Mỗi ngày, những người cào nghêu giống chỉ làm việc vài giờ chủ yếu khi nước vừa giựt ròng đến khi nước lớn. Đây là nguồn giống mà thiên nhiên ban tặng nên nhiều người gọi là của “trời cho” đối với dân nghèo”.

Buổi chiều, trời nắng gắt nhưng nhiều người vẫn ra bãi biển cào nghêu. Họ tập trung thành từng nhóm khoảng 7 đến 10 người trải dài khoảng 10km bờ biển đề cào, sàng lọc nghêu giống. Sau khi cào, sàng lọc kỹ họ mới đem con nghêu giống to bằng hạt cát có lẫn các tạp chất lên bờ bán cho thương lái.

Ông Nguyễn Văn Vẹn, ở xã Dân Thành (huyện Duyên Hải) cho biết: “Người đi cào nghêu chỉ cần sắm bộ đồ nghề gồm thanh gỗ phía dưới có lưỡi sắt và lưới mùng gắn vào với giá khoảng 150.000 đồng là có thể hành nghề suốt mùa. Người ta cào lớp đất cát trên mặt rồi đãi cát nhuyễn ra để thu con nghêu giống có lẫn với cát to rồi đem bán cho thương lái đang chờ sẵn trên bờ”.

Ông Ngô Anh Khiêm – Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: “Mỗi ngày có hàng trăm người dân nghèo xuống biển để cào nghêu giống. Mặc dù trữ lượng nghêu giống năm nay không còn nhiều, nhưng bà con cũng có nguồn thu nhập khá”.

Theo nhiều người dân địa phương, nguồn nghêu giống tự nhiên không được khai thác sẽ biến mất hoặc di chuyển sang nơi khác. Trong khi đó, người dân khai thác chưa thật sự bài bản và thương lái muốn định giá bao nhiêu cũng được. Đồng thời, hầu hết nguồn tài nguyên này được ươm dưỡng rồi sau đó vận chuyển ra khỏi địa phương. Vì vậy, nhiều người dân cho rằng cần phải quản lý chặt chẽ việc thu mua và có kế hoạch bảo tồn, nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngay tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình thâm canh cây mè trên đất lúa chuyển đổi ở Vân Canh triển vọng nhân rộng Mô hình thâm canh cây mè trên đất lúa chuyển đổi ở Vân Canh triển vọng nhân rộng

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

13/10/2015
Gần 2,5 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn để chuyển đổi sản xuất Gần 2,5 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn để chuyển đổi sản xuất

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.

13/10/2015
Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKDG Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKDG

Là địa phương thuần nông, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã vận động hội viên (HV) chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, từ 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm, tập trung phát triển nghề trồng mai cảnh, làm kinh tế VAC.

13/10/2015
3 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới 3 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Hoài Ân, sau 5 năm thực hiện (2011-2015), huyện Hoài Ân đã huy động nguồn kinh phí trên 240 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

13/10/2015
Công ty CP sẽ mở rộng hệ thống bán hàng trực tiếp Công ty CP sẽ mở rộng hệ thống bán hàng trực tiếp

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có kế hoạch mở rộng hệ thống bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thay vì chỉ tập trung bán sản phẩm qua các nhà phân phối như lâu nay.

13/10/2015