Mì Mất Mùa, Mất Giá

Hiện nay, nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang tập trung thu hoạch mì niên vụ 2013 - 2014, tổng diện tích khoảng 500ha. Do phần lớn diện tích mì của người dân được trồng trên đất đồi dốc, bạc màu, cùng với thời tiết mưa nhiều trong thời kỳ ra củ nên cây mì năm nay cho năng suất thấp, chỉ bằng 60 - 70% so với mọi năm.
Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ - Thương mại miền núi huyện Khánh Sơn đang thu mua 3.700 - 3.800 đồng/kg mì khô, 1.100 - 1.200 đồng/kg mì tươi (giảm khoảng 600 đồng/kg so với năm ngoái). Những hộ bán hoặc trao đổi mì lấy hàng hóa của thương lái thì giá chỉ được 3.600 đồng/kg.
Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân hè năm nay, xã Đức Chính (Cẩm Giàng - Hải Dương) gieo trồng 70 ha cây dưa hấu. Đến thời điểm này, xã đã thu hoạch được khoảng 15 ha.

Thời gian tới, người dân muốn được nuôi tôm phải có diện tích nuôi tối thiểu từ 2.000 mét vuông trở lên và bên cạnh đó phải có từ 15 - 20% diện tích ao lắng.

Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.

Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…

Với mô hình nuôi sinh thái xen ghép các loại cá, tôm, cua, ông Võ Diên (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, TP. Huế) đã có được nguồn thu nhập hấp dẫn.