Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguồn Nghêu Giống Đang Cạn Kiệt Ở Trà Vinh

Nguồn Nghêu Giống Đang Cạn Kiệt Ở Trà Vinh
Publish date: Sunday. June 10th, 2012

Gần 1 tháng nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân đi dọc bãi biển dài khoảng 10 km thuộc 2 xã Dân Thành và Đông Hải (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) để cào nghêu giống bán lại cho thương lái.

Trung bình, mỗi lao động thu nhập từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng sau 3 đến 4 giờ xuống biển cào nghêu giống.

Ông Nguyễn Văn Mãi, ở ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải) cho biết: “Khoảng 5 năm trở lại đây, năm nào cũng có nghêu cám xuất hiện đem lại nguồn thu nhập cho bà con ven biển. Mỗi ngày, những người cào nghêu giống chỉ làm việc vài giờ chủ yếu khi nước vừa giựt ròng đến khi nước lớn. Đây là nguồn giống mà thiên nhiên ban tặng nên nhiều người gọi là của “trời cho” đối với dân nghèo”.

Buổi chiều, trời nắng gắt nhưng nhiều người vẫn ra bãi biển cào nghêu. Họ tập trung thành từng nhóm khoảng 7 đến 10 người trải dài khoảng 10km bờ biển đề cào, sàng lọc nghêu giống. Sau khi cào, sàng lọc kỹ họ mới đem con nghêu giống to bằng hạt cát có lẫn các tạp chất lên bờ bán cho thương lái.

Ông Nguyễn Văn Vẹn, ở xã Dân Thành (huyện Duyên Hải) cho biết: “Người đi cào nghêu chỉ cần sắm bộ đồ nghề gồm thanh gỗ phía dưới có lưỡi sắt và lưới mùng gắn vào với giá khoảng 150.000 đồng là có thể hành nghề suốt mùa. Người ta cào lớp đất cát trên mặt rồi đãi cát nhuyễn ra để thu con nghêu giống có lẫn với cát to rồi đem bán cho thương lái đang chờ sẵn trên bờ”.

Ông Ngô Anh Khiêm – Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: “Mỗi ngày có hàng trăm người dân nghèo xuống biển để cào nghêu giống. Mặc dù trữ lượng nghêu giống năm nay không còn nhiều, nhưng bà con cũng có nguồn thu nhập khá”.

Theo nhiều người dân địa phương, nguồn nghêu giống tự nhiên không được khai thác sẽ biến mất hoặc di chuyển sang nơi khác. Trong khi đó, người dân khai thác chưa thật sự bài bản và thương lái muốn định giá bao nhiêu cũng được. Đồng thời, hầu hết nguồn tài nguyên này được ươm dưỡng rồi sau đó vận chuyển ra khỏi địa phương. Vì vậy, nhiều người dân cho rằng cần phải quản lý chặt chẽ việc thu mua và có kế hoạch bảo tồn, nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngay tại địa phương.

Related news

Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.

Friday. December 23rd, 2011
Cà Mau Được Mùa Khai Thác Thủy Sản Cà Mau Được Mùa Khai Thác Thủy Sản

Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 3. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã làm cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí

Tuesday. September 27th, 2011
Ngư Dân Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương Nhờ Cách Đánh Mới Ở Khánh Hòa Ngư Dân Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương Nhờ Cách Đánh Mới Ở Khánh Hòa

Tiếng sóng vỗ ầm ầm, tiếng còi của hàng chục xe đông lạnh chạy vun vút, xen cùng tiếng nói cười nhộn nhịp của chị em phụ nữ tại bến tàu cá, báo hiệu một mùa bội thu trong đánh bắt hải sản.

Friday. June 1st, 2012
Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ

Dự án nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ triển khai tại thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng 6/2010.

Saturday. March 3rd, 2012
Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu

Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân.

Friday. December 23rd, 2011