Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Việt ăn gạo Campuchia

Người Việt ăn gạo Campuchia
Ngày đăng: 26/11/2015

Gạo Campuchia đang được nhiều người tiêu dùng phía Nam ưa chuộng với lượng gạo cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn mỗi tháng.

Mặc dù mùi vị các loại gạo này chẳng có gì đặc biệt, nhưng các vựa gạo cho biết gạo Campuchia nở nhiều, mềm, cơm xốp nên được quán ăn chọn mua.

Cũng có không ít người tiêu dùng khẳng định đây là loại gạo lúa mùa, ít sử dụng thuốc trừ sâu nên an toàn(?).

Vựa lúa ĐBSCL...nhập gạo Campuchia

Những ngày này hoạt động vận chuyển, mua bán gạo Campuchia ở chợ đầu mối Bà Đắc rất nhộn nhịp.

Tàu chở gạo vô bao bì sẵn từ nơi khác cập bến liên tục.

Nhân công bốc vác chuyển lên xe tải chở đi các tỉnh tiêu thụ hoặc chuyển vào các vựa gạo ở gần đó.

Các loại gạo Campuchia phổ biến nhất là Sa Mơ, Sa Ri, Móng Chim và 
Sóc Miên.

Một ngày giữa tháng 11, khi chúng tôi có mặt tại DNTN Kiều Oanh - nơi chuyên bán gạo Campuchia quy mô lớn ở chợ đầu mối Bà Đắc, một số xe tải đang chuyển gạo đóng bao bì loại 
50kg/bao, có in chữ “Sa Mơ” vào kho.

Trong kho lúc này đang đầy ắp, khoảng vài trăm tấn gạo chờ giao cho bạn hàng.

Anh Trung - chủ DNTN Kiều Oanh - cho biết trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này giao cho bạn hàng ở các tỉnh miền Đông và TP.HCM chừng 500 tấn gạo Campuchia các loại.

“Tôi qua Campuchia mua lúa rồi chở về xay xát, đóng gói luôn chứ không qua trung gian nên giá thành rẻ, chất lượng đảm bảo” - anh Trung nói.

Bên kia cầu An Cư, cách đó chừng 200m là DNTN Tuấn Mỹ của chị Nguyễn Thị Tím cũng chuyên bán gạo Campuchia.

Theo chị Tím, mỗi ngày doanh nghiệp này giao cho bạn hàng ở Bình Thuận, Ninh Thuận, TP.HCM...

khoảng 10 tấn, trung bình mỗi tháng bán khoảng 300-400 tấn.

Vựa của chị thường xuyên có ba loại gạo Campuchia gồm: Sa Mơ, Móng Chim, Sóc Miên.

Chị Tím cho biết đã mua lúa ở khu vực biên giới An Giang - Campuchia rồi chở về Tiền Giang xay gạo trước khi xuất bán đi khắp miền Nam.

Mỗi lần đi Campuchia chị mua khoảng 100 tấn lúa về xay gạo bán, hết lại đi tiếp.

Hỏi lý do chỉ kinh doanh gạo Campuchia, chị Tím giải thích: “Lúa gạo Campuchia giá rất ổn định, không có chuyện rớt giá nên không sợ lỗ.

Thị trường tiêu thụ gạo này ngày càng nhiều nên cũng yên tâm hơn kinh doanh lúa gạo trong nước”.

Cũng theo chị Tím, các doanh nghiệp sang Campuchia mua lúa về xay xát bán nên cũng tự đặt in bao bì ghi tên doanh nghiệp và thương hiệu gạo, chủ yếu là tên do doanh nghiệp Việt tự đặt.

Chẳng hạn gạo Sa Mơ có tên Campuchia là “Sóc Ka-đôn”, gạo Móng Chim (còn có tên khác là “Nhang Thơm”) người Campuchia gọi là “Gum”, còn gạo Sóc Miên thì chỉ là “Sóc”.

Chữ Miên do thương lái thêm vào để người tiêu dùng biết đây là gạo Campuchia.

Anh Kiệt, một chủ nhà máy ở chợ đầu mối Bà Đắc, cho biết các loại gạo Campuchia nói trên là lúa mùa, mỗi năm chỉ sản xuất 1-2 vụ, năng suất rất thấp.

Tuy nhiên do đất đai trồng lúa ở Campuchia rộng lớn nên sản lượng cũng nhiều.

Gạo này càng để lâu nấu càng nở, hạt ngắn, giống như “gạo ngang” của VN.

Những người không thích ăn gạo dẻo, gạo thơm sẽ chọn gạo Campuchia hút hàng quanh năm.

Gạo sạch hay lợi nhuận cao?

Trao đổi với chúng tôi, chị Đỗ Thị Mùi - chủ hai đại lý gạo tại Phan Thiết - cho biết cứ 1-2 ngày chị đến chợ đầu mối Bà Đắc mua một xe gạo, phân nửa là gạo Campuchia bán cho người dân Bình Thuận, còn lại là gạo thơm bán cho thị trường Hà Nội.

Theo chị Mùi, nhiều năm nay người dân tại Bình Thuận bắt đầu ăn gạo Campuchia, chủ yếu là Sa Mơ và Móng Chim, nên chị phải vào tận Tiền Giang để mua hàng.

“Phần lớn các quán cơm và người dân lao động thích ăn gạo Campuchia do gạo nấu nở, mềm, xốp, dễ ăn, dễ tiêu hóa” - chị Mùi nói.

Anh Chín - một thương lái ở TP.HCM, cũng là khách hàng thân thiết của vựa gạo chị Tím - cho biết gạo Campuchia được các tiệm cơm bình dân và người lao động ở TP.HCM ưa chuộng cũng với lý do tương tự.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay tại vùng lúa bạt ngàn Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An) cũng tràn ngập gạo Campuchia.

Tất cả các đại lý, quầy gạo ở đây đều bán gạo Móng Chim, Sa Mơ, Huyết Rồng với sản lượng lớn, giá bán cao hơn ở chợ đầu mối Bà Đắc khoảng 2.000-3.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Kiều Nga, đại lý gạo Năm Nga ở thị xã Kiến Tường, khẳng định nhiều người dân tại khu vực này đều mua gạo Campuchia để ăn.

“Gạo Campuchia là lúa mùa, không xịt thuốc nên yên tâm hơn” - bà Nga giải thích.

Một số người dân tại thị xã Kiến Tường cũng cho biết mỗi khi có nhu cầu, chỉ cần gọi điện cho thương lái người Campuchia, gạo sẽ được chở qua giao tận nơi, mỗi lần một bao 40-50kg với giá rẻ hơn và không lo bị trộn.

Ông Trương Khen, một tiểu thương chợ thị xã Kiến Tường, cũng cho rằng gạo Campuchia làm từ lúa mùa, “ít sâu bệnh, ít phun xịt thuốc, cơm xốp, dễ ăn”.

Trong khi đó, phần lớn tiệm cơm tại Long An, Tiền Giang...

thừa nhận đang sử dụng gạo Campuchia với lý do gạo rất nở nên có lời nhiều hơn so với nấu bằng gạo VN.

Một số chủ tiệm cơm cho biết nhiều thực khách không thích ăn cơm gạo dẻo mà chỉ chọn cơm xốp nấu từ gạo Campuchia.

Gạo lúa mùa “sạch” hơn gạo cao sản

GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về lúa gạo, khẳng định có một bộ phận không nhỏ người dân VN đang ăn gạo Campuchia bởi vì đó là gạo lúa mùa, loại lúa ít sử dụng thuốc trừ sâu nên “sạch” hơn, an toàn hơn lúa cao sản.

“Nhiều cán bộ ở các tỉnh giáp với Campuchia từng nói với tôi rằng đã chọn gạo lúa mùa của Thái Lan và Campuchia vì lý do an toàn.

Từ chuyện này chúng ta mới thấy tầm quan trọng của việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người càng tăng.

Bây giờ người ta ăn để thưởng thức, ăn vì sức khỏe chứ không phải ăn để sống như ngày xưa”.

Ông Lê Văn Bảnh (cục phó Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ NN&PTNT):

Bài học xây dựng thương hiệu

Tôi cũng nghe nói gạo Campuchia đang chiếm một thị phần không nhỏ ở thị trường nội địa VN.

Khi hỏi các đại lý bán gạo Campuchia, họ bảo nghe thương lái nói đó là gạo Sa Mơ, Móng Chim...

thì nói lại với khách hàng chứ họ không biết.

Thực chất không có gì chắc chắn đó là gạo Campuchia 100%, có thể chỉ một phần và được trộn với gạo VN.

Việc trộn gạo Campuchia với gạo VN là hoàn toàn có thể vì giá gạo Campuchia cao hơn nhiều, người ta sẽ thu được lãi cao.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nên xem lại việc xây dựng thương hiệu gạo của mình.

Vì sao người Việt biết tên, nhớ tên để tìm mua gạo Campuchia mà không mua gạo của mình, trong khi gạo của mình đâu có dở.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng phát triển diện tích nhãn Ido tại Phong Điền Triển vọng phát triển diện tích nhãn Ido tại Phong Điền

Những năm qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã khiến nhiều nhà vườn trồng nhãn tại ĐBSCL lâm vào cảnh thất mùa, phải tốn nhiều chi phí phòng trị bệnh, thậm chí phải chặt bỏ nhãn để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác

25/10/2015
Người trồng dâu An Phước nổi tiếng Người trồng dâu An Phước nổi tiếng

Ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 2, xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được xem là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu. Ông Sơn nổi tiếng vì có vườn dâu cây xum xuê rợp bóng, vào vụ cho trái rất nhiều và luôn cho trái sớm.

25/10/2015
Tập trung phát triển cây ăn quả Tập trung phát triển cây ăn quả

Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.

25/10/2015
Vui đón mùa quả mới Vui đón mùa quả mới

Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi xum xuê. Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

25/10/2015
Nhãn Thanh Lương vào mùa Nhãn Thanh Lương vào mùa

Vào những ngày này, trên khắp các ngả đường của hai ấp Thanh An, Thanh Bình, xã Thanh Lương, TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước như khoác lên mình một màu vàng của nhãn da bò.

25/10/2015