Đồng Tháp Phát Triển Cá Tra Theo Hướng Bền Vững
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Theo đó, nhiệm vụ chính của kế hoạch hành động là đẩy mạnh tuyên truyền; rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất giống, nuôi, chế biến cá tra hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Đồng thời, thúc đẩy, xây dựng các mô hình dự án áp dụng VietGAP và hỗ trợ, khuyến khích người nuôi áp dụng theo chương trình. Trên tinh thần phát triển chung, tiến tới thực hiện cấp mã số ao nuôi, đăng ký diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm nhằm kiểm soát diện tích, sản lượng cá tra.
Song song đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong nuôi, chế biến cá tra; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện giám sát chất lượng cá tra từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu...
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) cho Quảng Nam 10 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để ngành liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh duy trì thường xuyên khâu vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát những loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi.
Do xuất khẩu dầu thô giảm tới 65,8% dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 24,8%.
Sau 6 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt không những khẳng định chỗ đứng trong nước mà còn xuất khẩu (XK) sang nhiều quốc gia.
Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.
Hơn 3 tháng trở lại đây, mô hình kết bè nuôi ốc cháy (một đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) phát triển khá mạnh ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).