Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bằng Phương Pháp Mới

Ngày 23-12, Chi cục Thủy sản đã tổng kết mô hình chăn nuôi cá rô phi đơn tính mật độ dày bằng phương pháp sử dụng máy phun mưa, tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn - Tuyên Quang).
Mô hình được thực hiện từ tháng 6-2014, tại hộ ông Nguyễn Quốc Vân, thôn Mỹ Bình với diện tích mặt nước 1.000 m2, mật độ thả cá 1,3 con/m2. Thực hiện mô hình người chăn nuôi được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn cá, được Chi cục Thủy sản hỗ trợ một máy phun mưa nhân tạo. Qua 6 tháng thực hiện, tỷ lệ cá sống trung bình đạt 95%; năng suất đạt 6,8 tấn/ha/vụ, cao gấp 4 lần so với chăn nuôi truyền thống.
Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.

Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ra Thế giới, tăng 52,03% so với năm 2014.

Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.

Gạo bao thai của HTX Thương mại dịch vụ và Sản xuất (TMDV&SX) nông - lâm - thuỷ sản Tuấn Hùng, xã Dực Yên (HTX Tuấn Hùng, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng.