Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Kết Hợp Trồng Lúa Lãi Hơn 40 Triệu Đồng/ha
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).
Mô hình do tỉnh hỗ trợ kinh phí, thực hiện trên 1ha đất trồng lúa, mật độ thả 3 con/m2, tương đương số lượng 30.000 con giống. Sau hơn 5 tháng thả nuôi, tỷ lệ tôm sống đạt hơn 40%, năng suất ước đạt 600kg/ha, người nuôi có lãi hơn 40 triệu đồng.
Tôm càng xanh toàn đực là đối tượng nuôi khá mới, chưa phổ biến. Với đặc tính là tỷ lệ tôm đực chiếm trên 98% nên khả năng tăng trọng nhanh hơn so với tôm cái ở cùng điều kiện nuôi, tôm thương phẩm có kích cỡ lớn, thịt ngon, bán được giá.
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.
Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.
Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).
Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.