Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Sả Hốt Bạc Ở Quảng Nam

Người Trồng Sả Hốt Bạc Ở Quảng Nam
Ngày đăng: 21/02/2014

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.

Lần đầu tiên sau hơn 10 năm trồng sả, người dân “thủ phủ” sả Lộc Sơn trúng đậm vì giá cả bất ngờ tăng vọt. Có mặt tại Lộc Sơn những ngày này, chúng tôi nhận thấy, người dân ai cũng phấn khởi trước một mùa sả “ngọt”, không khí bán mua hết sức nhộn nhịp.

Vác bó sả chắc nịch trên vai, ông Bùi Xuân Năng, người có diện tích trồng sả lớn nhất thôn Lộc Sơn (hơn 7ha), cho biết: “Nếu các năm trước, giá sả dao động từ 2.000 - 6.000 đồng/kg thì nay tăng lên 10.000 đồng/kg. Một ngày tôi cùng vợ thu hoạch được khoảng 1 tạ, kiếm trên dưới 1 triệu đồng”.

Theo người dân thôn Lộc Sơn, muốn đem sả về nhà, đa phần họ nhổ, nhặt sạch rễ, cắt ngắn lá từ rẫy rồi dùng ghe vận chuyển qua hồ Giang; thương lái đến tận nhà thu mua nên không vất vả lắm.

Chị Nguyễn Thị Thanh cho biết: “Cây sả chủ yếu được trồng xen với keo lá tràm; khi keo lá tràm lớn thì thu hoạch được khoảng 2 - 3 mùa sả. Cứ thế chờ đến khi khai thác keo xong lại tiếp tục trồng xen sả vào. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ dùng đất rẫy trồng chuyên loại cây này để không phải trồng lại”.

Về lý do giá sả thời gian qua bất ngờ tăng cao, thương lái Nguyễn Tuấn Anh (quê xã Hương An, huyện Quế Sơn) cho hay: “Do năm qua các vùng trồng sả khác phải liên tiếp hứng chịu bão lũ nên thất thu, duy chỉ có thôn Lộc Sơn là sả được trồng toàn bộ trên núi nên không bị ảnh hưởng. Đó là một lợi thế trời cho để phát triển loại cây gia vị này. Ngoài ra, hiện nhu cầu mua sả làm gia vị tại các chợ, nhà hàng… tăng cao nên khả năng trong thời gian tới, giá sả tiếp tục tăng”.

Theo ông Trần Văn Thi, Trưởng thôn Lộc Sơn, thôn hiện có 102 hộ, gần 100% số hộ tham gia trồng sả. Với địa hình 3/4 là núi, những năm gần đây, sả trở thành cây trồng chủ lực của thôn, cho thu nhập ổn định, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Với kinh nghiệm trồng sả hơn 10 năm, người dân Lộc Sơn cho biết, cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu rét, chịu hạn tốt, thích hợp với mọi loại địa hình (trừ vùng ẩm ướt), thời gian thu hoạch tương đối ngắn và hoàn toàn không có sâu bệnh, cho thu nhập ổn định nên có thể nhân rộng ra trồng ở các vùng khác. Hiện, các thôn lân cận cũng bắt đầu trồng loại cây gia vị này.


Có thể bạn quan tâm

Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

10/06/2015
Huyện Phú Thiện chú trọng sản xuất lương thực Huyện Phú Thiện chú trọng sản xuất lương thực

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

10/06/2015
Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca? Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca?

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

10/06/2015
Tỷ phú ở Ia Chía Tỷ phú ở Ia Chía

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

10/06/2015
Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang Dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ở Bắc Quang

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.

10/06/2015