Người Trồng Sả Hốt Bạc Ở Quảng Nam

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.
Lần đầu tiên sau hơn 10 năm trồng sả, người dân “thủ phủ” sả Lộc Sơn trúng đậm vì giá cả bất ngờ tăng vọt. Có mặt tại Lộc Sơn những ngày này, chúng tôi nhận thấy, người dân ai cũng phấn khởi trước một mùa sả “ngọt”, không khí bán mua hết sức nhộn nhịp.
Vác bó sả chắc nịch trên vai, ông Bùi Xuân Năng, người có diện tích trồng sả lớn nhất thôn Lộc Sơn (hơn 7ha), cho biết: “Nếu các năm trước, giá sả dao động từ 2.000 - 6.000 đồng/kg thì nay tăng lên 10.000 đồng/kg. Một ngày tôi cùng vợ thu hoạch được khoảng 1 tạ, kiếm trên dưới 1 triệu đồng”.
Theo người dân thôn Lộc Sơn, muốn đem sả về nhà, đa phần họ nhổ, nhặt sạch rễ, cắt ngắn lá từ rẫy rồi dùng ghe vận chuyển qua hồ Giang; thương lái đến tận nhà thu mua nên không vất vả lắm.
Chị Nguyễn Thị Thanh cho biết: “Cây sả chủ yếu được trồng xen với keo lá tràm; khi keo lá tràm lớn thì thu hoạch được khoảng 2 - 3 mùa sả. Cứ thế chờ đến khi khai thác keo xong lại tiếp tục trồng xen sả vào. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ dùng đất rẫy trồng chuyên loại cây này để không phải trồng lại”.
Về lý do giá sả thời gian qua bất ngờ tăng cao, thương lái Nguyễn Tuấn Anh (quê xã Hương An, huyện Quế Sơn) cho hay: “Do năm qua các vùng trồng sả khác phải liên tiếp hứng chịu bão lũ nên thất thu, duy chỉ có thôn Lộc Sơn là sả được trồng toàn bộ trên núi nên không bị ảnh hưởng. Đó là một lợi thế trời cho để phát triển loại cây gia vị này. Ngoài ra, hiện nhu cầu mua sả làm gia vị tại các chợ, nhà hàng… tăng cao nên khả năng trong thời gian tới, giá sả tiếp tục tăng”.
Theo ông Trần Văn Thi, Trưởng thôn Lộc Sơn, thôn hiện có 102 hộ, gần 100% số hộ tham gia trồng sả. Với địa hình 3/4 là núi, những năm gần đây, sả trở thành cây trồng chủ lực của thôn, cho thu nhập ổn định, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Với kinh nghiệm trồng sả hơn 10 năm, người dân Lộc Sơn cho biết, cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu rét, chịu hạn tốt, thích hợp với mọi loại địa hình (trừ vùng ẩm ướt), thời gian thu hoạch tương đối ngắn và hoàn toàn không có sâu bệnh, cho thu nhập ổn định nên có thể nhân rộng ra trồng ở các vùng khác. Hiện, các thôn lân cận cũng bắt đầu trồng loại cây gia vị này.
Related news

Ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên cũng xác nhận tình trạng xoài chết cây tại các vườn xoài thuộc khu vực đồi, núi. Đồng thời khuyến cáo, các chủ vườn cần chú ý theo dõi, chủ động phòng ngừa thích hợp để tránh thiệt hại, nhất là tăng cường giải pháp dinh dưỡng cho cây xoài; hạn chế xử lý kích thích ra hoa liên tục.

“Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) là huyện có lượng mưa rất ít, chỉ rộ 2 - 3 tháng một năm, độ ẩm trong không khí lại thấp, nước tưới cho thanh long chủ yếu từ nguồn nước ngầm, nên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hạn hán là nông dân chúng tôi lại đau đầu vì thiếu nước, mà cây trồng thiếu nước một mùa thì ba mùa vực chưa lại.

Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn đón nhận tin vui, anh Lê Văn Chía, một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở Tổ 13, ấp 5, xã An Hữu (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã nhân thành công giống vú sữa bản địa mới, đó là: Vú sữa bơ hồng cơm vàng. Giống vú sữa này vừa đoạt được giải Nhì tại “Hội thi Trái ngon - an toàn và củ quả lạ quý hiếm Đồng bằng sông Cửu Long - Cần Thơ năm 2013”.

Đó là mô hình độc đáo trên đồi đất dốc, mà ông Trần Văn Danh (ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã biến khó khăn trở nên lợi thế, đưa đến thành công trong việc trồng quýt đường của miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Năm đầu tiên, ông thu hoạch được trên 25 tấn trái, bán với giá 13.000 đồng/kg, góp phần nâng cao thu nhập gia đình…

Hiện toàn huyện Lai Vung có hơn 2.000ha quýt hồng, quýt đường đang cho trái, nhiều nhất là ở các xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Mặc dù, giá quýt hiện thấp hơn năm trước nhưng dự đoán từ nay đến Tết, giá còn tiếp tục tăng nên bà con nhà vườn rất phấn khởi.