Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.
Do thời tiết nắng nóng diễn ra trong thời gian dài nên khi gặp mưa lớn, nhiệt độ trong hồ nuôi xuống thấp đột ngột và xảy ra tình trạng nguồn nước trong hồ nuôi bị ngọt hóa. Vì vậy, nhiều diện tích tôm nuôi đã được 15 đến 30 ngày tuổi bị chết, do không kịp thích ứng với môi trường và nhiệt độ nước trong hồ nuôi.
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi ở huyện Tuy An diễn biến khá phức tạp, gây nhiều bất lợi đối với các hộ nuôi tôm. Toàn huyện đã thả nuôi được 390ha tôm, trong đó có 310ha tôm thẻ, 80ha tôm sú thì có hơn 164ha tôm nuôi bị dịch bệnh, làm mất trắng hơn 63ha.
Có thể bạn quan tâm
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Theo một số hộ dân nuôi cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau giá cá bống tượng thời điểm này năm trước chưa đến 200 ngàn đồng/kg, làm nhiều hộ nuôi khốn đốn.
Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.
Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.