Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Quýt Ngọt Trên Đất Cằn Nam Sơn (Hòa Bình)

Người Trồng Quýt Ngọt Trên Đất Cằn Nam Sơn (Hòa Bình)
Publish date: Wednesday. February 12th, 2014

Lần đầu tiên, ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc - Hòa Bình) được cầm món tiền lớn nhất trong đời. Ấy là những tháng đầu năm 2014 khi vụ thu hoạch quýt ngọt vừa kết thúc. Với thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ mùa quýt bội thu, ông mừng mừng, tủi tủi bởi sau bao năm tháng vất vả gây dựng, vùng đất sỏi đá, cằn cỗi này đã không phụ công người làm nên mùa quả ngọt.

Đưa chúng tôi đi thăm đồi quýt ở tận cùng xóm Bái có địa hình tương đối thẳng đứng, mấp mô, ông Hưng bồi hồi kể: Khu đồi này trước đây ông mua của một người quen đã chuyển vào miền Nam sống. Vì đất dốc lại ít nước nên từ năm 2000 trở về trước gần như bỏ không, thời điểm canh tác cũng rất phập phù.

Ông cũng từng trồng một số cây quýt - loại quýt cổ bản địa trên diện tích này nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Thu nhập chính của gia đình suốt ngần ấy năm chỉ trông vào một ít đất ruộng cấy lúa, chăn nuôi vài con lợn, con gà, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc.

Năm 2004, dự án trồng thử nghiệm quýt ngọt đã đến với người dân vùng cao Nam Sơn, ông Hưng là một trong những hộ tiên phong tham gia dự án. Thời điểm đó, số cây giống được dự án hỗ trợ 50 cây/hộ. Những năm kế tiếp, ông lặn lội về thành phố, tìm đến Công ty Giống cây trồng Phương Huyền mua thêm giống ghép quýt ngọt về trồng.

Không ngại đất cằn, đất dốc, một mặt ông dày công vun xới từng gốc quýt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hướng dẫn. Mặt khác, ông tìm nguồn nước, dùng ống nhựa dẫn nước từ trên núi về. Đào ao tích nước mất cả tháng trời, cuối cùng ông cũng thở phào vì đã giải quyết xong vấn đề nan giải nhất, đó là đảm bảo tưới nước cho loại cây ăn quả ưa nước này.

600 cây quýt hiện đã được ông Hưng trồng trên vùng đất không mấy thuận lợi này, trong đó có khoảng 400 cây mới, 200 gốc đã cho thu quả bói từ năm đầu năm 2012. Đến đầu năm 2013, ông Hưng thu được gần 5 tấn quả, thu nhập trên 100 triệu đồng. Năm nay, quýt nhà ông cho sai quả nhất từ trước đến nay với mỗi cây chiết cho thu 60 - 70 kg quả, có cây to, nhiều cành, sai quả cho thu đến hàng tạ quả. Ông Hưng phấn khởi cho biết: Quýt vụ này bán được giá, thương lái lên vùng cao thu mua quýt tại vườn, giá bán buôn 28.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư chăm sóc, người trồng quýt ngọt cầm chắc thu lãi 2 phần.

Tết Nguyên đán vừa qua cũng là lúc gia đình ông Hưng hoàn tất kỳ thu hái quýt, nhẩm tính sản lượng thu cả vụ đạt hơn 10 tấn quả, tăng hơn gấp đôi so với vụ thu hoạch trước, giá bán lại cao hơn. Nhờ nỗ lực chuyển đổi, không quản khó nhọc đầu tư, chăm sóc, ông Hưng đã cải tạo vùng đất hoang hóa, bạc màu, tìm ra giống cây trồng phù hợp với khí hậu, có giá trị kinh tế cao, từng bước tạo lập cuộc sống vững vàng, đi lên làm giàu từ trồng quýt ngọt.


Related news

Châu Á áp dụng tiêu chuẩn EU cho thủy sản nhập từ Việt Nam Châu Á áp dụng tiêu chuẩn EU cho thủy sản nhập từ Việt Nam

Một số thị trường châu Á đang áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu (EU) đối với nguyên liệu và bán thành phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad)), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Thursday. July 9th, 2015
Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.

Thursday. July 9th, 2015
Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững

Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

Thursday. July 9th, 2015
Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

Thursday. July 9th, 2015
Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

Thursday. July 9th, 2015