Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống
Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.
Theo mùa vụ, tháng 5 là mùa thu hoạch sen nhưng hiện nay Hồ Tịnh Tâm vẫn một màu xanh ngắt của bèo tây và rau muống. Từ đầu năm đến nay, chưa một vụ sen nào được trồng. Người dân ngần ngại với việc trồng sen bởi nhiều năm thua lỗ, lợi nhuận thấp.
Không chỉ Hồ Tịnh Tâm mà cả một số hồ trong khu vực cũng không còn trồng sen nữa. Nguyên nhân sâu xa vì các miệng cống bố trí quanh bờ bị tắc nghẽn, nước xả thải từ các cống sinh hoạt lại liên tục dồn về nên chức năng điều tiết nước không còn đảm bảo. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc phục hồi lại các giống sen ở Hồ Tịnh Tâm, tuy nhiên do chưa có một quy trình toàn diện để giải quyết vấn đề nước ô nhiễm nên thực trạng này vẫn chưa được khắc phục.
Nhiều người dân lấy sen từ các nơi về Hồ Tịnh Tâm để bán khiến du khách lầm tưởng về thương hiệu sen này. Với thực trạng như vậy, Tịnh Tâm đang đứng trước nguy cơ vừa mất dần thương hiệu, vừa mất đi nghề truyền thống của mình.
Có thể bạn quan tâm
Đến ấp 4B, xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP.HCM) hỏi ông Huỳnh Văn Chính nuôi rùa không ai không biết, bởi ông có tiếng là người thành công và đi tiên phong nuôi rùa thịt tại địa phương.
Đồng Nai đang đẩy mạnh hình thành hàng loạt mô hình cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thế nhưng muốn đạt được mục tiêu đề ra cần giải quyết nhiều trở ngại, nhất là đồng vốn.
Tháng 10, đi dọc tuyến quốc lộ 15A ngược ngàn Hương Khê, chúng tôi bắt gặp không ít sạp bán cam “di động”. Càng đi về trung tâm huyện Hương Khê, cam bày bán càng nhiều. Đây cũng là thời điểm cam Khe Mây - đặc sản của vùng vào vụ thu hoạch...
Sau 3 ngày, 3 đêm lênh đênh trên biển, những chuyến đánh bắt cá của ngư dân Việt có sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản đã cập bờ.
Bình quân mỗi cây phật phủ sẽ cho 40 - 50 trái đối với cây 1 năm tuổi và nếu chăm sóc tốt hơn cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn. Phật thủ chỉ bán trái chứ không bán ký. Mỗi trái dao động từ 120.000 đồng - 150.000 đồng/trái (tùy theo trái lớn, nhỏ).