Người Trồng Đậu Phộng Kêu Trời Vì Giá Thấp
Vụ Đông Xuân 2013 – 2014 này, hầu hết nông dân trồng đậu phộng ở Tây Ninh đều “kêu trời” vì giá đậu quá thấp.
Theo nhiều nông dân, đầu vụ thu hoạch này, giá đậu (phơi khô nguyên vỏ) bán được trên 20.000 đồng/kg. Với giá này và năng suất tương đối khá – khoảng 3 tấn/ha, nông dân có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha. Còn nếu năng suất dưới 2,5 tấn/ha, nông dân có lãi ít hoặc huề vốn.
Tuy nhiên, vào giữa vụ thu hoạch thì đậu lại rớt giá thê thảm, hiện chỉ còn 13.000 – 15.000 đồng/kg. “So với các loại cây trồng khác, đậu phộng rất nặng vốn đầu tư, từ khâu làm đất, bón phân lót, tiền thuê nhân công trỉa đậu, tiền phun thuốc trừ cỏ, tiền thuê nhân công làm cỏ, bón phân….
Vụ này, đậu giống khá mắc, hầu hết nông dân phải mua với giá 30.000 đồng/kg. Chi phí nhiều vậy mà thu hoạch rồi bán với giá không đầy 15 ngàn đồng mỗi ký đậu thì nông dân chỉ từ huề tới lỗ vốn mà thôi”, anh Tư Nghĩa – một nông dân trồng đậu ở xã Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng) nói.
Đậu phộng cũng là loại cây trồng tốn nhiều chi phí nhân công khi thu hoạch bởi vừa tốn công nhổ vừa phải tốn công hái (lặt) đậu. Hiện giá thuê nhân công nhổ đậu trong 4 giờ là 100.000 đồng/người; giá thuê nhân công lặt đậu là từ 20.000 – 22.000 đồng/giạ.
Do đó, với mức giá bán hiện nay, nếu năng suất đậu được từ 3 tấn/ha trở lên, nông dân có khả năng huề vốn. Còn năng suất thấp hơn thì khó tránh khỏi lỗ.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, kế hoạch năm 2014, Tây Ninh dự kiến trồng 15.000 ha đậu phộng, năng suất 32 tạ/ha, sản lượng 48.000 tấn. Tuy nhiên, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ nông dân trồng đậu về giá tiêu thụ thì khó mà đạt được kế hoạch trên.
Theo Cục Thống kê, diện tích cây đậu phộng từ năm 2005 đến 2011 liên tục giảm, từ 23.436 ha xuống còn 12.031 ha.
Trong các năm 2012, 2013, diện tích cây đậu phộng lại liên tiếp giảm do giá cả thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế kém hơn một số cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm
Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Lo ngại thịt heo chứa chất cấm nên người dân chuyển hướng tiêu dùng khiến sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá da trơn đang tăng rất mạnh.
Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).
Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.