Hà Nội Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản An Toàn Sinh Học

Lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai tổ chức nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (NTTS) an toàn sinh học cho 30 chủ trang trại xã Cao Dương.
Hiện, các đối tượng thủy sản mới như cá chép V1, rô phi dòng Novit... được người nuôi lựa chọn - Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Khóa học nhằm bồi dưỡng kiến thức nuôi thủy sản an toàn sinh học cho các chủ trang trại trong việc đẩy mạnh nuôi các đối tượng mới như cá chép V1, rô phi dòng Novit... Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân xã Cao Dương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Cũng tại khóa học, các học viên đã được cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội truyền đạt những kiến thức cơ bản về nuôi cá an toàn sinh học, phương pháp quản lý nước ao nuôi bằng chế phẩm sinh học như: EMC, Bio DW, Bio Bac… định kỳ, tỷ lệ ghép đàn cá hợp lý để tận dụng các tầng nước ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Việc chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng màu dù đã được Chính phủ và Bộ NNPTNT chủ trương thực hiện từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn ì ạch. Thậm chí, diện tích màu đang ngày càng giảm mạnh.

Cải tạo diện tích cà phê vối (cà phê robusta) già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp ghép cành, ghép chồi đang được Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có diện tích cà phê lớn trong tỉnh quan tâm. Từ kết quả đã đạt được những năm gần đây, Bảo Lâm đang là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công tác này, và đã xuất hiện không ít mô hình cải tạo cà phê bằng biện pháp này có kết quả cao cả về kinh tế lẫn xã hội.