Người trồng dâu An Phước nổi tiếng

Ông Huỳnh Văn Sơn ở ấp 2, xã An Phước, huyện Long Thành trong vườn dâu.
Cây dâu ở vùng An Phước đã có từ lâu, nhưng trước đây mỗi hộ chỉ trồng một vài cây ven bờ rào hoặc trước sân lấy bóng mát và trái ăn chơi, ít người nghĩ đến việc trồng cả vườn dâu để bán.
Sau này ăn không hết, đem bán thấy được giá, nhiều hộ mới nghĩ đến trồng dâu kinh doanh.
Ông Sơn là một trong những người đi đầu trong phong trào trồng dâu để bán nên vườn dâu khoảng 0,8 hécta của ông là vườn thâm canh có tiếng ở An Phước.
Vào mùa dâu cho trái, về vườn dâu của ông Sơn, nhiều người cũng phải trầm trồ vì trái sai dày đặc từ gốc lên cành tạo thành từng chùm dài tỏa xuống, có chùm nặng gần 2 kg nhìn rất bắt mắt.
“Cây dâu rất khó tính, thường có năm cho trái sai, năm trái thất, vì thế muốn năm nào cây dâu cũng cho trái sai không dễ.
Nhưng vườn của tôi năm nào dâu cũng cho trái sớm và nhiều nên bán rất được giá.
Mỗi năm vườn dâu cho tôi thu lời trên 100 triệu đồng” - ông Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Sơn, phải mất vài năm theo dõi ông mới rút ra được kinh nghiệm chăm sóc để cây dâu ít bệnh và cho trái sớm.
Cụ thể, cứ 6 - 8 cây dâu cái ông trồng một cây dâu đực và chăm sóc cho cây nở hoa cùng một lúc để dễ thụ phấn, trái đậu sẽ nhiều và đẹp hơn.
Cây dâu đực chỉ ra hoa, không cho trái nên nhiều hộ không trồng khiến năng suất vườn dâu không cao.
Mùa dâu An Phước bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, đầu vụ giá trên 30 ngàn đồng/kg, chính vụ giá 15 - 16 ngàn đồng/kg.
Dâu An Phước có vị chua dôn dốt rất đậm đà, hơn hẳn dâu miền Tây nên đến mùa thương lái thường về đặt cọc mua giá cao hơn dâu miền Tây khoảng 2 - 3 ngàn đồng/kg.
Thời điểm này, người trồng đang chăm sóc cây dâu kỹ lưỡng để dâu cho trái nhiều dịp sau Tết m lịch, khi mùa mưa đã hết.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện 1.791 cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ hội; tuyên truyền ra hội viên, nông dân được 11.418 cuộc, với trên 276.976 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phát động trong hội viên đăng ký trở thành NDSXKDG, năm 2014 có gần 86.000 hội viên trong tỉnh đăng ký tham gia.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.

Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.

Thời gian sinh trưởng cực ngắn, kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, cho năng suất vượt trội…, giống lúa lai mới HBO2 hứa hẹn sẽ mang lại cho nông dân xứ Quảng hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một trong những giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.