Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Cao Su Điêu Đứng

Người Trồng Cao Su Điêu Đứng
Ngày đăng: 14/07/2014

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.

Hiện các thương lái mua mủ cao su với giá 11.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với cách đây 1 năm. Với giá mủ như hiện nay, người trồng cao su không tính đến việc cạo mủ vì không đủ chi phí thuê nhân công. Ông Nguyễn Văn Quảng ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) trồng 3ha cao su cho hay: Năm ngoái, dù giá có giảm đôi chút nhưng gia đình tôi cũng thu được 40 triệu đồng/ha.

Còn năm nay tôi cũng như nhiều người khác, không ai muốn cạo mủ vì giá quá rẻ”. Còn ông Đinh Văn Quyền có vườn cao su rộng 2ha thì nhẩm tính: Giá nhân công hiện nay 150.000 đồng/ngày, trong khi đó một ngày chỉ cạo khoảng 10kg mủ nên không đủ tiền trả nhân công.

Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa cho biết, huyện có 860ha cao su, trong đó 480ha cao su tiểu điền, năng suất bình quân khoảng 80 tạ mủ/ha. Địa phương tập trung tuyên truyền, tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mủ cao su, tuy nhiên năm nay giá cao su giảm mạnh nên người trồng cao su không có lãi.

Tại huyện Sông Hinh, vườn cao su ở các xã Sông Hinh, Ea Bar được người dân khai thác cầm chừng, đợi khi giá mủ lên mới cạo. Một số vườn cao su vì giá rẻ nên người dân không đầu tư chăm sóc khiến cỏ và cây bụi mọc um tùm.

Ông Nguyễn Văn Điền ở xã Ea Bar than vãn: “Nhà tôi có 3ha cao su đến kỳ cho mủ. Năm nay, giá mủ giảm mạnh nên tôi tận dụng công gia đình cạo 1ha, kiếm đủ tiền đi chợ, còn dư chút ít thì mua phân thuốc”. Theo UBND huyện Sông Hinh, toàn huyện có 3.400ha cao su; trong đó, 1.200ha đã cho mủ. Tuy nhiên, chỉ có gần 200ha được người dân khai thác cầm chừng.

Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết: Nguyên nhân giá mủ cao su giảm là do tác động của thị trường và nhà máy chế biến mủ cao su đặt tại huyện giảm mua mủ. Huyện đã chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân không chặt phá cây cao su, đồng thời sử dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình cạo mủ cao su để giảm chi phí.

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có 3.999ha cao su, tập trung ở 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hòa, trong đó 672ha được trồng mới trong năm 2013. Trong số diện tích trên thì diện tích cho khai thác mủ thuộc dự án Phát triển cao su tiểu điền là 1.800ha, số còn lại người dân tự trồng.

Những năm trước đây, với hơn 1.800ha cao su tiểu điền, trung bình mỗi hộ thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/năm, nhưng năm nay mủ cao su rớt giá người trồng gặp khó.


Có thể bạn quan tâm

Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội

Các đầu mối bán lẻ cho rằng, giá cau tươi tăng do khan hiếm. Bởi phần lớn cau được bán từ khi còn non. Sau một thời gian lùng mua cau non tại miền Trung, các thương lái đã tìm đến các huyện ngoại thành của Hà Nội để tìm mua loại này.

08/10/2015
Nho Ninh Thuận giá rẻ bất ngờ ở Hà Nội Nho Ninh Thuận giá rẻ bất ngờ ở Hà Nội

Giá nho 25.000 đồng/kg bán lẻ tại thị trường Hà Nội được cho là rẻ bất ngờ, song thực tế chất lượng quả không đồng đều, nhiều khách mua phải loại rất chua, khó ăn.

08/10/2015
Mốt chơi chó Nhật đẻ trứng Mốt chơi chó Nhật đẻ trứng

Gà lông xù (Silkie Chickens) hay "chó Nhật đẻ trứng" đang sốt trên thị trường với mức giá lên tới hàng chục triệu đồng.

08/10/2015
Những cánh chim đầu đàn của ruộng đồng Những cánh chim đầu đàn của ruộng đồng

Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” đã tìm ra được 63 gương mặt nông dân ưu tú.

08/10/2015
Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt? Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?

Với giá bán hiện khoảng 25.000 đồng/lon (tương ứng khoảng 250.000 đồng/kg), ớt xiêm rừng tí hon có giá cao hơn gấp 25 lần so với ớt thường trồng ở đồng bằng.

08/10/2015