Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Cao Su Điêu Đứng

Người Trồng Cao Su Điêu Đứng
Publish date: Monday. July 14th, 2014

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.

Hiện các thương lái mua mủ cao su với giá 11.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với cách đây 1 năm. Với giá mủ như hiện nay, người trồng cao su không tính đến việc cạo mủ vì không đủ chi phí thuê nhân công. Ông Nguyễn Văn Quảng ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) trồng 3ha cao su cho hay: Năm ngoái, dù giá có giảm đôi chút nhưng gia đình tôi cũng thu được 40 triệu đồng/ha.

Còn năm nay tôi cũng như nhiều người khác, không ai muốn cạo mủ vì giá quá rẻ”. Còn ông Đinh Văn Quyền có vườn cao su rộng 2ha thì nhẩm tính: Giá nhân công hiện nay 150.000 đồng/ngày, trong khi đó một ngày chỉ cạo khoảng 10kg mủ nên không đủ tiền trả nhân công.

Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa cho biết, huyện có 860ha cao su, trong đó 480ha cao su tiểu điền, năng suất bình quân khoảng 80 tạ mủ/ha. Địa phương tập trung tuyên truyền, tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mủ cao su, tuy nhiên năm nay giá cao su giảm mạnh nên người trồng cao su không có lãi.

Tại huyện Sông Hinh, vườn cao su ở các xã Sông Hinh, Ea Bar được người dân khai thác cầm chừng, đợi khi giá mủ lên mới cạo. Một số vườn cao su vì giá rẻ nên người dân không đầu tư chăm sóc khiến cỏ và cây bụi mọc um tùm.

Ông Nguyễn Văn Điền ở xã Ea Bar than vãn: “Nhà tôi có 3ha cao su đến kỳ cho mủ. Năm nay, giá mủ giảm mạnh nên tôi tận dụng công gia đình cạo 1ha, kiếm đủ tiền đi chợ, còn dư chút ít thì mua phân thuốc”. Theo UBND huyện Sông Hinh, toàn huyện có 3.400ha cao su; trong đó, 1.200ha đã cho mủ. Tuy nhiên, chỉ có gần 200ha được người dân khai thác cầm chừng.

Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết: Nguyên nhân giá mủ cao su giảm là do tác động của thị trường và nhà máy chế biến mủ cao su đặt tại huyện giảm mua mủ. Huyện đã chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân không chặt phá cây cao su, đồng thời sử dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình cạo mủ cao su để giảm chi phí.

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có 3.999ha cao su, tập trung ở 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hòa, trong đó 672ha được trồng mới trong năm 2013. Trong số diện tích trên thì diện tích cho khai thác mủ thuộc dự án Phát triển cao su tiểu điền là 1.800ha, số còn lại người dân tự trồng.

Những năm trước đây, với hơn 1.800ha cao su tiểu điền, trung bình mỗi hộ thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/năm, nhưng năm nay mủ cao su rớt giá người trồng gặp khó.


Related news

Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

Wednesday. September 24th, 2014
Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Wednesday. September 24th, 2014
Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Wednesday. September 24th, 2014
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Wednesday. September 24th, 2014
Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Wednesday. September 24th, 2014