Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất Nhìn Từ Thành Công Của Một Doanh Nghiệp Tư Nhân

Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất Nhìn Từ Thành Công Của Một Doanh Nghiệp Tư Nhân
Ngày đăng: 04/08/2014

“Gần 20 năm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, cái nghề như “đánh bạc” với trời này tôi đã từng có giai đoạn mất trắng, phải bán cả nhà cả cửa” - đó là tâm sự của ông Lương Thanh Phương, chủ trại giống Hải Hoà, phường Hải Hoà (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh.

Thế nhưng, sau những lần “chết lên chết xuống” ấy của ông người ta lại thấy ông Phương cặm cụi gây dựng lại cơ nghiệp từ đầu. Bởi như ông nói nếu có tâm với nghề nhất định sẽ thành công. Quả thực trời cũng không phụ lòng người. Đến nay ông đã trở thành một đại gia nuôi cá ở đất Móng Cái.

Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, ông Phương bảo: Sau nhiều lần thất bại, kinh nghiệm của tôi là phải nắm được quy trình kỹ thuật và phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Riêng điều này đã quyết định đến 80% thành công và người nuôi thì tránh được tình trạng “đánh bạc” với trời.

Trên diện tích 34ha ở trại giống Hải Hoà của mình, ông Phương đã đầu tư 5,4ha nuôi cá song chấm, cá mú. Những giống cá này theo ông chăm phải đúng quy trình kỹ thuật.

Nếu nhân giống ở môi trường tự nhiên thì tỷ lệ thành công rất thấp vì không kiểm soát được con giống, dịch bệnh mà dịch bệnh thì thường xâm nhập vào các cá thể giống trong giai đoạn cá còn nhỏ, như bệnh đường ruột do ăn tảo và các vi sinh vật gây bệnh.

Môi trường nước ngoài ao thả có nhiều yếu tố bất lợi cũng như thời tiết xấu sẽ làm ảnh hưởng đến giống nuôi, cá sinh trưởng chậm. Bên cạnh yếu tố dịch bệnh thì việc nuôi cá giống ở môi trường nước tự nhiên khiến cá dễ bị đồng huyết (cận hệ) dẫn đến còi cọc; việc đầu tư cho các chế phẩm sinh học, thuốc xử lý môi trường lớn…

Hiện nay, trên địa bàn TP Móng Cái có rất nhiều hộ nuôi thả giống theo hình thức này, bởi thực tế để có được hệ thống nuôi khép kín phải đầu tư rất lớn trong khi đó các hộ đều chưa có điều kiện. Hơn nữa, nhiều hộ thường nhập các loại cá giống trôi nổi không rõ nguồn gốc nên giống không được đảm bảo… dẫn đến cứ mỗi năm đến thời kỳ dịch bệnh tình trạng, tôm, cá giống chết rất nhiều, gây thiệt hại lớn.

Thế nên, để giống cá sinh trưởng tốt, đúng thời vụ, không bị bệnh tật và đảm bảo cung cấp giống cho thị trường, doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh đã đầu tư 25 tỷ đồng để xây dựng 10 giàn trại với gần 100 bể nuôi và các công trình phụ trợ để gây giống cá song chấm, cá mú với quy mô 3-5 triệu con cá.

Hệ thống khép kín có bể nuôi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, hệ thống nhà ương giống, nhà xử lý nước, hệ thống sưởi, hệ thống ao xử lý nước… và 30 cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Theo ông Phương, việc xây dựng mô hình nuôi khép kín đã góp phần tăng hiệu quả lên gấp đôi, gấp ba lần. Bởi trước hết nuôi giống trong môi trường này sẽ kiểm soát được toàn bộ bệnh tật của cá giống. Cá được sản xuất theo công nghệ từ khâu ấp trứng.

Từ thời kỳ này cá đã được ở trong hệ thống mái lạnh (mái tách nhiệt), có hệ thống quạt thông gió, hệ thống nâng nhiệt để nhiệt độ môi trường không bị dao động. Vì thế cá sẽ không còn mắc bệnh hoại tử thần kinh hay các bệnh về ký sinh trùng…

Cá giống cũng được các công nhân lọc thường xuyên tránh tình trạng không đều cá lớn sẽ nuốt cá bé. Ưu điểm của cá giống nuôi khép kín bằng công nghệ kỹ thuật là cá nhanh lớn, không bị còi, không tốn tiền xử lý sinh hoá. Sau khi cá đủ thời gian xuất bể sẽ được chuyển ra môi trường ao nuôi.

Môi trường ao này cũng đã được lọc nước và xử lý sinh hoá làm giảm các yếu tố bất lợi cho cá. Khi yếu tố môi trường thay đổi như mưa nhiều làm nhạt nước thì sẽ được xử lý khống chế bằng hệ thống lọc nước.

Cùng với kinh nghiệm nuôi mà ông Phương phải học hỏi từ khắp các nước Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan và nhiều địa phương trong cả nước thì chính nhờ việc đầu tư hệ thống kỹ thuật, nuôi đúng quy trình nên đến nay mỗi vụ, doanh nghiệp này đã gây nuôi thành công và xuất bán khoảng 300-500 nghìn con cá giống, doanh thu 10 tỷ đồng/năm; lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm.

Hiện, trại giống Hải Hoà đã trở thành địa chỉ vàng cung cấp giống cá song, mú có hệ thống hiện đại nhất ở Quảng Ninh được xuất đi khắp các thị trường Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Nha Trang…

Thực tế, việc đầu tư nuôi cá giống rất lớn và dễ gặp rủi ro, nhưng nếu việc gây nuôi giống đặc chủng như giống cá song chấm, cá mú nếu đảm bảo đầy đủ quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm lâu năm thì sẽ giảm tối đa tình trạng dịch bệnh và lợi nhuận cũng rất cao nên mô hình đầu tư nuôi cá khép kín như doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh có thể trở thành một hướng đầu tư mới cho những cơ sở đủ năng lực.

Tin rằng, thành công bước đầu của mô hình sẽ mở đưa ra hướng đi mới, giảm dần sự phụ thuộc nguồn giống hải sản nhập ngoại - một vấn đề vốn được coi là khó khăn cơ bản của ngành nuôi trồng hải sản Quảng Ninh cũng như trong cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Bọc vải bằng màng sinh học để dành được cả tháng Bọc vải bằng màng sinh học để dành được cả tháng

Dự án thí điểm bảo quản trái vải tươi sau thu hoạch bằng công nghệ màng sinh học sẽ triển khai lần đầu tiên tại tỉnh Bắc Giang.

10/06/2015
Mới đầu vụ thanh long đã rớt giá Mới đầu vụ thanh long đã rớt giá

Do thương lái Trung Quốc giảm thu mua, giá mỗi kg thanh long hiện chỉ còn vài nghìn đồng, dù mới đầu vụ.

10/06/2015
Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

10/06/2015
Huyện Phú Thiện chú trọng sản xuất lương thực Huyện Phú Thiện chú trọng sản xuất lương thực

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

10/06/2015
Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca? Do đâu nông dân vẫn chưa mặn mà với cây mắc ca?

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

10/06/2015