Người Tiêu Dùng Thích Sản Phẩm VietGAP

Người tiêu dùng hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn khi chọn thực phẩm cho gia đình. Các sản phẩm đạt chuẩn rau an toàn, VietGAP, GlobalGAP… đang được ưu tiên chọn mua.
Tại quầy hàng rau, củ của siêu thị Co.opMart trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chị Thu Hương - nhân viên truyền thông, chăm chú đọc nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng rau quả. Chị Hương cho biết, qua thông tin báo, đài, nhiều lần thấy không an tâm về chất lượng, độ an toàn cho sức khỏe của rau quả trôi nổi trên thị trường nên chị đã thay đổi dần thói quen mua sắm.
Không riêng gia đình chị, bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan cũng chuyển dần từ thói quen sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường sang chọn lựa rau, củ có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các sản phẩm có dán nhãn rau an toàn, rau VietGAP…
Tại hội nghị kết nối cung - cầu giữa các tỉnh phía Nam do Sở Công Thương TP.HCM tổ chức mới đây, nhiều DN cũng cho rằng, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm.
Ông Võ Ngọc Diệp - Tổ trưởng Tổ hợp tác Thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, nhiều lần ông thay mặt các tổ viên đi mời chào, giới thiệu sản phẩm đều nhận được câu hỏi rằng sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng như VietGAP hay GlobalGAP chưa.
Theo ông Diệp, đến nay, thanh long Lương Phú có 10 mẫu đã đạt chuẩn VietGAP nên bà con tự tin hơn khi đưa sản phẩm ra thị trường. Trong một khảo sát mới đây của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, tại các siêu thị ở TP.HCM, sản phẩm được dán nhãn VietGAP dễ bán hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường. Người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua giá cao hơn từ 10 - 15% so với giá thông thường đối với sản phẩm có đầy đủ thương hiệu, giấy chứng nhận và xuất xứ nguồn gốc.
Cục Trồng trọt cho biết, diện tích trồng rau cả nước hiện đạt hơn 823.700ha, năng suất khoảng 1,7 tấn/ha, cho sản lượng 14 triệu tấn/năm. Trong đó, diện tích rau an toàn xấp xỉ 16.800ha. Tính đến cuối năm 2012, diện tích rau an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP khoảng gần 500ha.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh những loại cây cho trái chính vụ mùa Tết, nhiều loại cây để cho thu hoạch đúng thời điểm chuẩn bị mừng năm mới, nhà vườn phải chăm sóc, xử lý từ nhiều tháng trước đó.

Bên dòng Phước Giang trù phú, nhiều nông dân ở các xã Hành Nhân, Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) hiện đang hối hả vào mùa thu hoạch chôm chôm. Bà con phấn khởi vì chôm chôm được mùa, giá bán cũng khá ổn định.

Hiện nay, các nhà vườn trồng thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch lứa trái cuối cùng của vụ chính; so với cùng kỳ năm trước thì nông dân trồng loại cây này vừa mất giá vừa mất mùa.

Với điều kiện thuận lợi có nước ngọt quanh năm, trong những năm qua, nhân dân các xã Tân Phú Tây, Phú Mỹ, Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung A, Tân Bình, Tân Thanh Tây và Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) phát triển khá mạnh nghề trồng và sản xuất cây giống.

So với các huyện vùng ven khác của TP.HCM như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, ấn tượng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Nhà Bè không chỉ là những mô hình làm kinh tế giỏi, những nông dân tỷ phú… mà là một đô thị vùng ven mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.