Gỡ thủ tục kiểm dịch cho doanh nghiệp

Tại buổi đối thoại, nhiều DN phàn nàn thủ tục hành chính rườm rà, thời gian trả kết quả kiểm dịch lâu, nhất là ở Cục Chăn nuôi gây khó khăn cho DN. Nhiều DN cũng phản ánh những vướng mắc khi thực hiện các quy định về lấy mẫu kiểm dịch, hun trùng (xử lý mối, mọt, nấm mốc, côn trùng)... đối với lô hàng nhập khẩu.
Điều đáng nói, không ít DN phàn nàn việc hồ sơ đăng ký kiểm dịch để nhập hàng hóa bị các cơ quan chuyên môn "ngâm" với lý do không chính đáng như "lãnh đạo đi vắng"...
Tại buổi đối thoại, ông Hoàng Trung - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đã ghi nhận các ý kiến phản ánh của DN, đồng thời giải đáp từng ý kiến thắc mắc của DN. Đặc biệt, ông Hoàng Trung cho rằng, tinh thần chỉ đạo của Bộ NN&PTNT cũng như Cục Bảo vệ thực vật là cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho DN tham gia xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành.