Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi hươu vẫn một nghề giàu

Nuôi hươu vẫn một nghề giàu
Ngày đăng: 27/05/2015

Nhung hươu là một trong số loại dược liệu quý và sạch được sử dụng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người, do đó nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm này ngày càng tăng. Nắm bắt được tình hình đó, người nuôi hươu cũng vực dậy nghề, tiếp tục nhân đàn, tạo ra giá trị cao.

Đến nay toàn huyện Quỳnh Lưu có 12.900 con hươu, nai, cho thu hoạch sản lượng nhung (lộc) hàng năm từ 5 - 5,5 tấn, bán ra thị trường với giá bình quân 7 triệu đồng/kg, riêng giá trị từ lộc hươu đã có 35 tỷ đồng/năm. Ông Vũ Ngọc Quý, chuyên viên phụ trách chăn nuôi phòng nông nghiệp huyện cho rằng nghề nuôi hươu có thể làm giàu. Một cặp hươu giống mua với giá 7 - 8 triệu đồng, sau 2 năm có thể cho lứa lộc đầu tiên.

Hươu là loài vật nuôi hiền lành, dễ tính nên nuôi hươu dễ hơn nuôi lợn, gà, dê, lại nhanh thu hồi vốn. Hàng ngày người chăn nuôi chỉ cần hái một ít cỏ, lá cây hoặc ngô thả vào chuồng, túc tắc như vậy từ đầu năm đến cuối năm có thể thu được hàng chục triệu đồng từ nhung và con giống.

Những năm đầu, mỗi lần cắt lộc thu được khoảng 0,5 kg/cặp lộc, với giá bán hiện nay khoảng 8 - 9 triệu đồng/kg, nhà nông có thu nhập đáng kể. Nhiều con hươu có cặp lộc nặng trên 1 kg, bán được 10 triệu đồng. Nghề nuôi hươu phát triển ổn định, sản phẩm đầu ra dễ tiêu thụ, hàng năm cứ vào độ tháng Chạp và ra Giêng là mùa cắt lộc, tư thương khắp nơi đổ về Quỳnh Lưu thu mua lộc đi tiêu thụ khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Chúng tôi về xã Quỳnh Yên, địa phương có số lượng đàn hươu nhiều nhất huyện Quỳnh Lưu. Trải qua hàng chục năm, thị trường hươu nhiều biến động nhưng người dân Quỳnh Yên vẫn duy trì nghề chăn nuôi hươu và xem đó là nghề mũi nhọn. Đến nay xã Quỳnh Yên có 500 hộ chăn nuôi hươu với hơn 2.100 con, hộ nuôi ít nhất 2 con, hộ nuôi nhiều trên 10 con.

Ông Lê Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã cho biết: Địa phương khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi hươu, coi đó là nghề mũi nhọn để đưa đời sống nhân dân nâng lên, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Năm 2014, tổng sản lượng lộc hươu toàn xã thu được 1,2 tấn, xấp xỉ 11 tỷ đồng và bán thịt hươu được 2,1 tỷ đồng. Thu nhập từ nghề nuôi hươu chiếm 52% trong tổng giá trị ngành chăn nuôi của xã. Nuôi hươu cho thu nhập cao, nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, sản phẩm lộc hươu được thị trường tiêu thụ hết, do đó, người dân địa phương rất thích nuôi loài động vật này.

Gia đình anh Phan Văn Hạnh ở xóm 5, xã Quỳnh Yên nuôi hươu từ năm 1991, đến nay đàn hươu của gia đình có 15 con và 25 con nai. Để đảm bảo nguồn thức ăn, gia đình anh trồng 4 sào cỏ voi và cỏ sữa, ngoài ra còn mua thêm 50% lượng thức ăn. Nghề nuôi hươu đã đem lại cuộc sống khá giả cho gia đình anh với nhà cửa khang trang, rộng rãi, nhiều tiện nghi sinh hoạt. Anh Hạnh chia sẻ: "Tôi có niềm đam mê với con hươu từ nhỏ, đến khi lập gia đình riêng, tôi quyết định chọn giống hươu làm nền tảng để phát triển kinh tế hộ, bởi đầu ra cho các sản phẩm từ hươu luôn ổn định, ít khi biến động.

Nguồn vốn mua con giống ban đầu có thể lớn hơn vật nuôi khác nhưng về lâu dài đem lại lợi nhuận cao hơn và thu nhập ổn định. Đến nay, mặc dù tổng đàn chăn nuôi đã lên đến 40 con nhưng gia đình chỉ thuê thêm vài lao động, bởi nuôi loài vật này không tốn nhiều công sức, thức ăn dễ kiếm, rẻ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần phải vệ sinh khu vực chăn thường xuyên, tiêu độc, khử trùng và giữ chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ".

Bên cạnh chăn nuôi, anh Hạnh còn thu gom nhung hươu, nai để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, sản phẩm của gia đình anh được nhiều khách hàng ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng đặt mua... Hiện gia đình anh luôn có lượng lộc hươu khoảng 60 - 70 kg để có thể cung cấp cho khách hành quanh năm. Gia đình anh còn kinh doanh con giống, mỗi năm thu gom và bán giống hươu hơn 100 con. Từ chăn nuôi và kinh doanh hươu giống, nhung hươu, mỗi năm gia đình anh có lãi ròng khoảng 150 triệu đồng.

Xã Quỳnh Nghĩa cũng là địa phương có số lượng đàn hươu lớn với gần 1.400 con. Tuy là địa bàn phát triển đa dạng ngành nghề, song nhiều người dân nơi đây vẫn chọn con hươu để phát triển kinh tế gia đình. Bà Trương Thị Nhiệm ở xóm Nghĩa Bắc, có “thâm niên” hơn 30 năm nuôi hươu cho biết: “Dù có lúc thăng trầm, đầu ra rớt giá, nhưng nhà tôi lúc nào cũng duy trì nuôi 5 - 6 con hươu. Những lúc mệt mỏi, ngắm nhìn đàn hươu ngơ ngác, hiền lành cũng thấy nhẹ nhõm...”.

Gia đình anh Hồ Xuân Bình cũng nuôi 6 con hươu, mỗi năm bán lộc và hươu giống cũng thu về hơn 30 triệu đồng. Anh Bình chia sẻ: “Loài hươu dễ tính, nuôi nhốt trong chuồng, chúng ăn những loài lá, cỏ dễ kiếm. Ngày mùa, bận rộn việc đồng áng, nhà tôi chỉ cho nó rơm tươi, nó cũng ăn... Giai đoạn nó phát triển lộc thì cần chăm sóc nhiều hơn. Giá lộc hươu những năm qua ổn định, có lúc lên đến 15 triệu đồng/kg, bởi vậy, các hộ nuôi phấn khởi duy trì nghề”.

Thực tế chứng minh, nghề nuôi hươu đem lại hiệu quả cao. Sản phẩm nhung hươu được thị trường xem là quý giá, bổ dưỡng. Tuy vậy, người dân vẫn đang phát triển tự phát, địa phương chưa chú trọng quy hoạch vùng phát triển nghề cũng như chưa có chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách bài bản.

Về lâu dài, khi nhung hươu trở thành một sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu xứ Quỳnh sẽ thúc đẩy nghề nuôi hươu phát triển mạnh hơn, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Điều đó, đòi hỏi địa phương cần tính đến những giải pháp về bảo quản, chế biến các sản phẩm từ hươu để tạo sự ổn định cho nghề nuôi...


Có thể bạn quan tâm

Kiến Nghị Hỗ Trợ Gần 550 Triệu Đồng Chống Hạn Cứu Đàn Cá Giống Bố Mẹ Kiến Nghị Hỗ Trợ Gần 550 Triệu Đồng Chống Hạn Cứu Đàn Cá Giống Bố Mẹ

Trước tình hình khô hạn khốc liệt đang xảy ra, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định vừa có văn bản gửi lãnh đạo Sở NN-PTNT đề nghị hỗ trợ khẩn cấp số kinh phí gần 550 triệu đồng để chống hạn cứu đàn cá giống bố mẹ gồm các loại: trắm, trôi, mè, chép, rô phi, bống tượng… đang được nuôi giữ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản xã Mỹ Châu (Phù Mỹ).

23/06/2014
Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển

Cùng với nhiều chương trình tặng quà cho người dân, hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, ngành ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ ngư dân. Nguồn tiền khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân bám biển, với lãi suất ưu đãi 3%/năm đã sẵn sàng và có thể giải ngân bất cứ lúc nào khi có đầy đủ cơ sở pháp lý…

23/06/2014
Triển Vọng Từ Những Giống Ớt Mới Triển Vọng Từ Những Giống Ớt Mới

Nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hướng đến thị trường, dự án BĐKH, thuộc Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (Trường Đại học Nông lâm Huế) đã nghiên cứu và tiến hành xây dựng mô hình trồng ớt giống mới với diện tích 13 ha tại 3 xã dự án là Triệu Giang, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải Quế (huyện Hải Lăng, Quảng Trị).

23/06/2014
Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân

Vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua ở các tỉnh thành phía Bắc được coi là một trong những vụ khó khăn nhất. Thời tiết bất thuận, sâu bệnh bùng phát trên diên rộng, tuy nhiên hầu hết các địa phương đều thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.

29/05/2014
2.500 Héc-Ta Lúa Hè Thu Nhiễm Sâu Bệnh 2.500 Héc-Ta Lúa Hè Thu Nhiễm Sâu Bệnh

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết, đến cuối tháng 5-2014, trên 2.500 héc-ta lúa hè thu của huyện nhiễm các loại sâu bệnh, nhiều nhất là bù lạch (1.510 héc-ta), sâu cuốn lá (400) và có 362 héc ta lúa bị chuột cắn phá…

29/05/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.