Người Tiêu Dùng Thích Sản Phẩm VietGAP

Người tiêu dùng hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn khi chọn thực phẩm cho gia đình. Các sản phẩm đạt chuẩn rau an toàn, VietGAP, GlobalGAP… đang được ưu tiên chọn mua.
Tại quầy hàng rau, củ của siêu thị Co.opMart trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chị Thu Hương - nhân viên truyền thông, chăm chú đọc nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng rau quả. Chị Hương cho biết, qua thông tin báo, đài, nhiều lần thấy không an tâm về chất lượng, độ an toàn cho sức khỏe của rau quả trôi nổi trên thị trường nên chị đã thay đổi dần thói quen mua sắm.
Không riêng gia đình chị, bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan cũng chuyển dần từ thói quen sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường sang chọn lựa rau, củ có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các sản phẩm có dán nhãn rau an toàn, rau VietGAP…
Tại hội nghị kết nối cung - cầu giữa các tỉnh phía Nam do Sở Công Thương TP.HCM tổ chức mới đây, nhiều DN cũng cho rằng, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm.
Ông Võ Ngọc Diệp - Tổ trưởng Tổ hợp tác Thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, nhiều lần ông thay mặt các tổ viên đi mời chào, giới thiệu sản phẩm đều nhận được câu hỏi rằng sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng như VietGAP hay GlobalGAP chưa.
Theo ông Diệp, đến nay, thanh long Lương Phú có 10 mẫu đã đạt chuẩn VietGAP nên bà con tự tin hơn khi đưa sản phẩm ra thị trường. Trong một khảo sát mới đây của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, tại các siêu thị ở TP.HCM, sản phẩm được dán nhãn VietGAP dễ bán hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường. Người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua giá cao hơn từ 10 - 15% so với giá thông thường đối với sản phẩm có đầy đủ thương hiệu, giấy chứng nhận và xuất xứ nguồn gốc.
Cục Trồng trọt cho biết, diện tích trồng rau cả nước hiện đạt hơn 823.700ha, năng suất khoảng 1,7 tấn/ha, cho sản lượng 14 triệu tấn/năm. Trong đó, diện tích rau an toàn xấp xỉ 16.800ha. Tính đến cuối năm 2012, diện tích rau an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP khoảng gần 500ha.
Related news

Nghề cá của tỉnh vừa kết thúc vụ sản xuất chính thành công nhờ tính năng động, linh hoạt tổ chức sản xuất của ngư dân cộng hưởng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.

Đó là khẳng định của các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Một chất cấm mới có tên Vàng-Ô (nguyên liệu làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải) được dùng để tạo màu vàng cho thịt gà trong quá trình chăn nuôi.

Sau một thời gian sụt giảm, giá thịt gà trong nước đang có chiều hướng tăng trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi.