Người Tiên Phong Của Bản
Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.
Năm 2012, thấy vùng đất bị bỏ hoang cạnh khe Nậm Xúc (bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) có thể khai phá, cải tạo để trồng lúa nước và nuôi cá, Đồn Biên phòng Keng Đu (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) đã vận động một số hộ dân trong bản phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trung uý Xeo Văn Thắng nhớ lại: Khi được vận động, ông Xeo Phò Nang quyết định đầu tư tiền của, công sức để khai thác tiềm năng vùng đất hoang hóa này. Đồn biên phòng cũng đã luân phiên cử cán bộ, chiến sĩ xuống giúp đỡ gia đình ông từ lúc khai hoang ruộng trồng lúa nước, đào ao thả cá, cho đến khi thu hoạch.
Nhờ sự giúp đỡ, cùng tư duy mới và cách làm khoa học, có hiệu quả nên trong năm 2012, gia đình ông Xeo Phò Nang đã thu hoạch được gần 4 tấn lúa trên diện tích 1.000m2 và 300kg cá trên diện tích 1.000m2 mặt nước.
Thấy mô hình cá, lúa đạt hiệu quả tốt, năm 2013 này, ông Nang khai hoang thêm 600m2 đất trồng lúa nước và đang mở rộng thêm 500m2 ao nuôi cá. Ngoài trồng lúa nước, nuôi cá, ông Nang còn đầu tư chăn nuôi gia súc. Hiện nay, gia đình ông có 2 con trâu, 10 con bò, 10 con dê và 13 con lợn, trị giá hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, ông là người đầu tiên ở xã Keng Đu mạnh dạn vay tiền mua 1 chiếc máy cày để giảm bớt sức lao động.
Từ một gia đình thiếu ăn, kinh tế khó khăn, đến nay khi được hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế gia đình ông Nang đã ổn định, có phần dư dả, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt có giá trị và đầu tư cho con cái ăn học.
Ông Lương Phò Nguyên - Trưởng bản Quyết Thắng tự hào cho biết: Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.
Có thể bạn quan tâm
Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Chúng tôi có mặt tại trang trại nuôi bò sữa của ông Phan Doãn Huấn, đội sản xuất 26/7, Nông trường Mộc Châu (Sơn La) lúc 4 giờ sáng.
Dù năm nay đã bước sang tuổi 77 nhưng kỹ sư Phạm Văn Nguyên (thành viên Ban cố vấn của Hiệp hội Điều VN) vẫn tràn đầy nhiệt huyết với cây điều.
Mè (vừng) là loại cây màu được tỉnh Long An đưa vào chương trình tái cơ cấu trồng trọt.
Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, mùa khô 2014 – 2015 bắt đầu sớm vào đầu tháng 12/2014. Mùa mưa năm 2015, lại đến muộn hơn cùng kỳ và TBNN khoảng gần 1 tháng (vào tháng 5).